Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một thay đổi thú vị trên website của CDC

 Vừa mới mấy hôm trước, CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ) đã cập nhật lại một phần trên website của mình nhằm giúp dân tình có thể ứng phó tốt hơn với đại dịch . Mỗi tội không phải là dịch Cô Vy, mà là dịch zombie 🐧. Cái phần này thực chất đã tồn tại từ hồi năm 2011 rồi, được CDC nói rõ là lập ra dưới dạng một trò đùa. Năm nay, vì thấy tình hình dịch giã căng thẳng, CDC đã tranh thủ nâng cấp lại nó tí, nhằm cung cấp cho thiên hạ một số thông tin nghiêm túc về cách chuẩn bị ứng phó với các tình huống thảm họa theo một cách hài hước.  Trên trang web của mình, CDC có một bài blog liệt kê sơ lược các việc cần làm để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thảm họa zombie nếu nó có đội mồ tràn đến. Mặc dù tất nhiên có chém tí, gần như mọi thông tin bên trong đều có thể được đem ra áp dụng để phòng ngừa cho các tình huống thiên tai như động đất, bão lũ, sập mạng lưới điện,... chẳng hạn nên trữ sẵn một số công cụ sang sửa đồ đạc và gia cố nhà cửa kèm đồ sơ cứu (vì dù bị zombie tợp l

LUMINESCIENCES - một blog khoa học thú vị từ người đầu tiên từng vẽ mô phỏng lỗ đen

 Trong lúc ngồi tra cứu thông tin để làm cái bài về mô phỏng lỗ đen đăng trong bài nghiên cứu Image of a spherical black hole with thin accretion disk hồi chiều, mình có thử tìm hiểu thêm về Jean-Pierre Luminet, tác giả của nó luôn, và đã tình cờ phát hiện ra ông anh điều hành một cái blog rất thú vị, có tên là LUMINESCIENCES. Trên cái blog đó, Luminet đã đăng tải nhiều bài viết rất được chăm chút và đầu tư. Vì ông anh là nhà vật lý thiên văn, thế nên một lượng không nhỏ bài trên đấy có dính đến vật lý thuyết tương đối rộng, vũ trụ học, thiên văn học,... Luminet viết bài một cách cực kỳ có tâm, trình bày khá sâu và quy củ kiến thức về các mảng này, nhưng vẫn diễn giải tất cả mọi thứ theo một cách không quá nặng nề và rối rắm, giúp bài vừa không bị hời hợt đến mức cưỡi ngựa xem hoa, song cũng vẫn có tính khoa học thường thức, đủ để người đọc phổ thông theo được. Đáng chú ý nhất là Luminet đã "khoét" cho mình một ngách rất hay. Như trong phần giới thiệu về blog đã nói đấy, vì t

CF33-hNIS và sự tương đồng lạnh gáy của nó với I Am Legend

 Bữa nay mình mới bắt được một tin thú vị, ấy là vừa có một loại virút trị ung thư mới đang được mang ra thử nghiệm lâm sàng trên người. Số là mấy năm đổ lại đây, Trung tâm Y tế Quốc gia Thành phố Hope ở California có phối hợp cùng phát Công ty Imugene để phát triển một chủng virút, có tên là CF33-hNIS (còn gọi là Vaxinia). Con virút này đã được chỉnh sửa gen để lùng tìm va tiêu diệt tế bào ung thư một cách có chọn lọc, đồng thời tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với ung thư bằng cách “đánh dấu” các tế bào ấy, khiến chúng trở nên dễ nhận biết hơn. CF33-hNIS được dự kiến sẽ đóng vai trò một liệu pháp bổ trợ, kết hợp với các phương pháp đặc trị khác để giúp chữa trị cho những ca ung thư khối u đặc ở giai đoạn cuối. Virút. Chỉnh sửa gen. Dùng để trị ung thư. Thử nghiệm trên người. Nghe quen không 🐧? Trong trường hợp có anh em nào không hiểu mình đang muốn ám chỉ cái gì, đây về cơ bản chính là cái tiền đề mà bản chuyển thể năm 2007 của cuốn tiểu thuyết I Am Legend do Richard Ma

Hệ thống Perimeter và phiên bản vũ trụ của nó trong series Tam Thể

 Sau bài về kỳ tích nước Nga từng đóng góp cho công cuộc chinh phục vũ trụ của con người hồi trưa, mình lại nhớ đến một thứ khác các thanh niên này từng triển khai. Nó cũng liên quan đến phóng tên lửa, và còn là nguồn cảm hứng cho một bộ Hard Sci Fi liên quan đến khám phá vũ trụ rất nổi. Cái thứ đó chính là hệ thống Perimeter .  Hệ thống Perimeter, hay còn được gọi là Dead Hand (Bàn tay Tử thần) là một hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân tự động được Liên bang Xô-viết phát triển trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, và theo lời đồn đại thì vẫn còn được áp dụng đến tận bây giờ. Trong trường hợp chính phủ Nga cảm thấy mình đang bị đe dọa bởi chiến tranh hạt nhân, họ có thể kích hoạt hệ thống này. Ngay lập tức, một loạt các tên lửa hạt nhân nằm rải rác ở những địa điểm bí mật trên toàn lãnh thổ Nga sẽ chuyển sang chế độ phóng tự động, sẵn sàng hủy diệt các mục tiêu đã định trước, kể cả khi toàn bộ đội ngũ lãnh đạo Nga đều đã chết cả. Vì tầm quan trọng của nó, mọi thứ liên quan đến cái hệ thống

Khoảng cách an toàn tối thiểu để sống sót một vụ nổ hạt nhân

 Có vẻ chúng ta không phải là người duy nhất cảm thấy rét sống lưng trước nước cờ của Nga, vì hôm nay đã thấy cả đống page về khoa học công nghệ lên bài về Đại Lụt Lửa rồi 🐧. Trong số các bài được share, đáng chú ý có bài của bên ScienceAlert, bàn về việc nếu có một trái bom hạt nhân kích nổ, ta sẽ cần đứng cách nó bao xa để được an toàn , dựa trên một clip thú vị từng được channel trên Youtube AsapSCIENCE thực hiện về chiến tranh hạt nhân. Để tiện bề tính toán, quả bom trong bài được giả định là sẽ có đương lượng nổ 1 megaton (tức khi kích nổ, bom sẽ giải phóng một lượng năng lượng tương đương 1 triệu tấn TNT). Thế tức là quả bom đó tởm gấp 80 lần quả bom được kích nổ ở Hiroshima, nhưng vì vũ khí hạt nhân hiện đại sức công phá toàn tầm 20 megaton đổ lên, thế nên đây vẫn có thể được coi là một quả bom loại nhỏ. Tuy nhiên, dù đã có giới hạn độ khủng của quả bom thành một con số tròn trĩnh như vậy rồi, tính toán chuẩn xác phạm vi tác động của nó vẫn là điều bất khả thi. Có quá nhiều yếu

Ngụy khoa học và tầm "quan trọng" của nó

 Trong clip về cách phép thuật có thể thay đổi bộ mặt của chiến tranh mình share hôm trước, có nguyên một đoạn đề cập đến cách sẽ có một cuộc chạy đua vũ trang bùng nổ. Một bên sẽ cố gắng cải thiện và tìm các cách vận dụng sáng tạo bùa phép tấn công, một bên sẽ nỗ lực phát triển và ứng dụng bùa phép phòng thủ để ứng phó trước nó. Vụ đó làm mình nhớ đến một clip khác từng xem, cũng xoay quanh một cuộc “chạy đua vũ trang” khác. Chỉ có điều thay vì là chạy đua phát triển bùa phép, nó là chạy đua phát triển khoa học. Clip đấy chính là clip “tán dương” tầm quan trọng của ngụy khoa học do nhà vật lý học người Đức Sabine Hossenfelder thực hiện bên dưới. Có khá nhiều cách để định nghĩa về ngụy khoa học, và bản thân giới học giả cũng chẳng thống nhất được với nhau phải thế nào mới đủ tiêu chí để bị liệt vào cái hạng mục đấy. Đặc biệt lằng nhằng là nhiều thuyết ngày nay đã được cộng đồng khoa học chính thống chấp nhận là khoa học kỳ thực từng có thời bị coi là ngụy khoa học (chẳng hạn như thuyết

Hệ lụy tiềm tàng của việc áp dụng phép thuật cho chiến tranh

 Vì Nhã Nam đã phát hành Dune rồi, mấy bữa nay lượn đi thấy dân tình bàn về nó khá rôm rả. Trong số này, một trong những khía cạnh hay được lôi ra bàn là cách Dune có một kiểu nửa tương lai nửa quá khứ, vừa có công nghệ tàu bè rất cao, vừa toàn quý tộc rút kiếm chém nhau rất cổ hủ. Vụ đấy gợi cho mình nhớ đến một cái clip từng xem do Shadiversity thực hiện, xoay quanh việc phép thuật sẽ được áp dụng ra sao trong chiến tranh quy mô lớn, cũng như nó sẽ thay đổi cục diện chiến trường thế nào. Cụ thể thì trong clip, Shad có bàn đến việc độ phổ biến của phép thuật sẽ mang tính quyết định đối với chiến trường trông ra làm sao. Trong trường hợp nó quá phổ thông, với một bộ phận lớn người dân đều làm được một phép thuật tấn công đơn giản nào đó, chẳng hạn phóng cầu lửa, kiểu chiến tranh thiên hạ thực hiện về cơ bản sẽ cực sát với thời hiện đại, kể cả nếu thế giới bấy giờ có công nghệ nền cũng như văn hóa tương đương mức Trung Cổ. Sở dĩ có sự lệch thời như vậy vì việc đến bần nông cũng phóng đư