Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một điều cần nhớ về nhân vật trong các tác phẩm YA

 Cái bài review về The Deep hôm qua làm mình nhớ lại một cái thớt từng được đăng trên Reddit, bàn về một khía cạnh của các tác phẩm YA (truyện cho tuổi teen) mà thiên hạ rất hay chê: nhân vật của nó. Friendly reminder that YA books are for teenagers. Cụ thể thì bạn chủ cái thớt này lúc bấy giờ vừa mới đọc xong một cuốn YA Fantasy, và sau đó đi lướt qua review thì thấy rất nhiều người chê quyển đấy. Không phải chê vì cốt hay giọng văn, mà là chê vì họ thấy rất khó chịu với các nhân vật, bảo rằng nhân vật trong này hành động toàn như mấy đứa trẻ trâu 15, 16 tuổi. Mặc dù nhân vật trong truyện đúng là ở cái tuổi đấy thật 🐧. Đồng chí chủ thớt nhắc nhở rằng YA là truyện viết cho teen, với nhân vật là teen, thế nên đoán thử xem các nhân vật sẽ hành xử giống như ai?  Teen. Qủa là một cái plot twist không ai ngờ 🐧. Chính thế nên mặc dù không ai cấm người lớn đọc truyện YA cả, nhưng một khi đã sờ vào một quyển YA thì phải nhớ rõ mình đang bước chân vào thị trường nào. Nếu đọc truyện teen mà kỳ

Lawrence xứ Ả Rập - một nguồn cảm hứng tiềm tàng của Dune

 Trong bài về Imam Shamil bữa trước, mình có nhắc đến việc cuộc đời cũng như cuộc cách mạng ông anh từng lãnh đạo đã trở thành một đề tài chủ chốt của cuốn tiểu thuyết The Sabres of Paradise, và từ đó mà đã gián tiếp giúp cho Dune được ra đời. Tuy nhiên, Imam Shamil không phải là người duy nhất đã giúp định hình Dune. Cội gốc của Dune còn có thể được truy ngược về một nhân vật khác nữa: Lawrence xứ Ả Rập. Lawrence xứ Ả Rập tên thật là Thomas Edward Lawrence (hay còn được gọi tắt là T. E. Lawrence). Ông là con ngoài giá thú của một nhà quý tộc Anh-Ireland, và từng có một thời gian làm việc cho Bảo tàng Anh trên cương vị một nhà khảo cổ học, chủ yếu công tác tại Carchemish (một cố đô quan trọng ở phía Bắc Syria). Thế rồi đến năm 1914 Thế Chiến I bùng nổ, và Lawrence tình nguyện gia nhập Quân đội Anh, chuyển đến đóng quân tại đơn vị tình báo của Cục Ả Rập (thành lập năm 1916) ở Ai Cập. Năm 1916, ông đến Lưỡng Hà và đến Ả Rập để làm nhiệm vụ tình báo và nhanh chóng tham gia vào Cuộc nổi dậ

Rôbốt chó ứng dụng trong chăn cừu ở New Zealand

 Anh em nhà ta hẳn cũng đã khá quen thuộc với mấy con chó rôbốt (rôbốt mang dạng chó, không phải rôbốt sống chó nhé 🐧 ) do Boston Dynamics sản xuất rồi, đặc biệt vì nó đã được sử dụng làm cơ sở cho tập phim Metalhead của series Black Mirror. Từ trước đến nay thì đã nhiều lần đám chó này xuất hiện trên mặt báo, phô diễn khả năng tự động dò đường, xác định chướng ngại vật, và mở cửa khóa của mình. Tuy nhiên, chúng nó mới chủ yếu xuất hiện qua các thước phim thí nghiệm tại cơ sở sản xuất của Boston Dynamics chứ chưa thấy được đem ứng dụng vào thực tiễn mấy. Nhưng mà điều ấy đang dần thay đổi. Hiện tại đám chó này đang được một công ty lập trình ở New Zealand có tên Rocos “huấn luyện” để thay thế con người đi chăn gia súc, cụ thể là chăn cừu. Như anh em có thể thấy trong clip, đám chó hoạt động khá là hiệu quả, bất chấp vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Rocos hy vọng nó sẽ có thể giúp giải quyết vấn đề thiếu nhân sự trong lĩnh vực nông nghiệp của New Zealand. Bên cạnh New Zealand thì n

Súng laze có thực sự ưu việt?

 Trong bài về thiết bị phóng tia laze ruby ngày hôm trước, mình có nhắc đến việc Sci Fi cực kỳ cuồng cái công nghệ này, và rất hay mang nó ra làm vũ khí. Thường thì vũ khí laze hay được tung hô là ưu việt hơn vũ khí truyền thống, và xét trên một số khía cạnh thì đúng là như thế thật. Vấn đề là nó cũng có một số nhược điểm, và một trong những nhược điểm lớn nhất của nó đã từng được động đến trong Animorphs. Bên trên là một trang trích trong cuốn The Hork-Bajir Chronicles của series, kể lại quá trình bị nô lệ hóa của dân tộc Hork-Bajir dưới tay bọn Yeerk. Trong trường hợp anh em nào chưa đọc thì Hork-Bajir là một giống dân ngoài hành tinh rất hiền hòa (và đầu óc có phần hơi cà đẫn). Tuy nhiên, vì chuyên ăn vỏ cây, khắp toàn thân người Hork-Bajir đều là những thứ gai sắc và móng vuốt để giúp họ leo trèo và tước vỏ cây, vô tình khiến họ chẳng khác nào những cái máy chém di động. Điều này làm họ trở thành con mồi rất hấp dẫn trong mắt bọn Yeerk, một chủng sên ngoài hành tinh chuyên ký sinh

Một số lối tiến hóa tiềm tàng của con người khi sống ngoài không gian

 Hôm nay vừa mới bắt được một bài viết thú vị về một đề tài mà khá nhiều tác phẩm Sci Fi từng đem ra bàn luận: cách con người sẽ tiến hóa để thích nghi với môi trường không gian. Homo Galacticus: How Space Will Shape The Humans of The Future Như anh em đã biết, với công trình Origin of Species của mình, Darwin từng đề xuất rằng thằng có khả năng sinh tồn cao nhất sẽ không phải là thằng mạnh nhất, mà cũng chẳng phải là thằng thông minh nhất, mà sẽ là thằng biết thích nghi giỏi nhất. Lẽ đương nhiên, ngay cả con người cũng không nằm ngoài quy luật này. Chẳng cần nhìn đâu xa, ngay trong thế giới hiện tại của ta thôi đã có rất nhiều minh chứng cho triết lý ấy. Ví dụ điển hình nhất là màu da. Tại những vùng nhận nhiều bức xạ đến từ mặt trời, con người tiến hóa để sản sinh ra sắc tố melanin, làm da đen xạm lại, chắn bớt tia cực tím. Ngay cả kiểu tóc xoăn xù xù của dân Châu Phi cũng là do tiến hóa mà thành, vì cấu trúc xoắn kết hợp mật độ tương đối thưa của nó giúp đầu thoát nhiệt tốt hơn. Sâu

Hai tác phẩm hay về quá trình tiến hóa trong Sci Fi

 Hồi chiều có bạn Minh vừa làm một bài về tiến hóa hội tụ (convergent evolution) rất hay, thế nên tranh thủ cũng giới thiệu lại 2 cuốn Sci Fi bàn về tiến hóa một cách hết sức thú vị: To Be Taught, If Fortunate của Becky Chambers và Children of Time của Adrian Tchaikovsky. To Be Taught, If Fortunate kể về chuyến đi khám phá sự sống ngoài hành tinh cuối cùng của loài người. Nó có thể coi là một bức thư tình gửi cho khoa học của Becky Chambers, với rất nhiều kiến thức về sinh học được diễn tả bằng giọng văn cực kỳ mượt mà, sinh động, và quan trọng nhất là cực kỳ dễ hiểu. Truyện có lôi thẳng thuyết tiến hóa hội tụ ra bàn luận, để từ đó cho người đọc thấy các sự sống trên những hành tinh phi hành đoàn này đến thăm nó tiến hóa theo hướng dị thường thế nào. Anh em có thể đọc đoạn giải thích về tiến hóa hội tụ của truyện trong bản preview ở đây: https://books.google.com.vn/books?id=pwmFDwAAQBAJ&pg=PT61&lpg=PT61&dq=convergent%20evolution%20to%20be%20taught%20if%20fortunate&sourc

Sự rắc rối trong bản quyền các tác phẩm của Philip K. Dick

 Hôm qua trong bài về mấy truyện public domain (hết sạch bản quyền, ai thích làm gì với nó cũng được) của Philip K. Dick , có 1 bạn thắc mắc là tại sao Dick mới chết chưa đầy 40 năm mà đã có một số quyển rơi vào đấy rồi, và sao không phải tất cả. Đây là một câu hỏi triệu đô theo đúng nghĩa đen, bởi vì nó từng là đề tài của một vụ kiện giữa con cháu Dick và hãng làm phim Media Rights Capital. Science fiction, legal reality Trước khi nói cụ thể về vụ này thì đây sẽ là chút kiến thức nền về sự lằng nhằng của luật bản quyền Mỹ cho anh em nào hôm trước không theo dõi cái thớt đấy: Luật bản quyền Mỹ đã trải qua mấy lần thay đổi, và trong đó thì có 1 cái gọi là Copyright Act of 1909. Theo luật này, các tác phẩm xuất bản từ 1925 cho đến trước 1978 sẽ auto có bản quyền, nhưng thời hạn chỉ kéo dài 28 năm kể từ NGÀY XUẤT BẢN LẦN ĐẦU. Trước cái năm thứ 29, người nắm bản quyền (tác giả/NXB) phải chính thức nộp đơn xin gia hạn (và được chấp thuận) để có thể giữ bản quyền thêm tối đa là 28 năm nữa (t