Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một ấn bản Frankenstein với tiêu đề rất lừa tình

 Ban nãy mình mới thấy một bên bán sách cũ rao bán cái quyển này. Mới đầu đọc mỗi cái tiêu đề với chỉ nhìn lướt qua một tí phần bìa, thế nên cứ tưởng đây là truyện lãng mạn gì đó, thế nên tay cứ auto kéo qua luôn. Có điều lúc kéo tự nhiên thấy chữ Frankenstein lệch lên gần top, thế nên mới biết là Sci Fi. Quả tiêu đề đúng là bẫy quá 🐧. Quái vật cô đơn - Mary Shelley (1989)  Mà khi xuống phần comment thì thấy ở bên trong, cái tiêu đề lại là chữ "FRANKENSTEIN" to tướng, sau đấy mới có một cái phần mở ngoặc "(quái vật cô đơn)" nhỏ bên dưới. Để thế này trên bìa có phải hợp lý hơn bao nhiêu không, chẳng hiểu sao chữ Frankenstein ở đó lại bị vứt xuống dưới. Cơ mà ngẫm lại, nếu để "FRANKENSTEIN (quái vật cô đơn)" thì có khi lại tiếp tay khiến thiên hạ lầm tưởng Frankenstein là tên con quái đấy nhỉ? Đúng là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa mà 🐧.

Từ The Dog and the Boy, nhớ về Little Lost Robot

 Trong cái bài về phim hoạt hình do Netflix và Wit Studio thực hiện với sự trợ giúp của công cụ AI hôm qua, mình có đề cập đến việc nó bị cộng đồng làm nghệ thuật chửi sấp mặt. Một trong số các phản đối chính yếu được họ đưa ra là việc đáng lẽ cặp đôi trên phải bỏ tiền ra thuê họa sĩ về vẽ thủ công, chứ không phải tự động hóa quy trình bằng công nghệ và tước mất cơ hội việc làm của con người. Trong lúc đọc những phản đối đấy, mình sực nhớ đến một tình tiết thú vị vừa phát hiện ra gần đây về trong một tác phẩm Sci Fi rất kinh điển. Tác phẩm đấy là Little Lost Robot. Phòng trường hợp có anh em nào chưa biết, Little Lost Robot là một mẩu truyện ngắn do Isaac Asimov sáng tác, lần đầu được xuất bản vào năm 1947 trên tạp chí Astounding Science Fiction, và đến năm 1950 thì được tích hợp vào tuyển tập I, Robot và đem in thành sách. Truyện lấy bối cảnh là một trạm nghiên cứu ngoài không gian, nơi bên cạnh những nhân sự con người thì còn có cả một số “nhân viên” rôbốt nữa. Lũ rôbốt đều phải tuân

Black Mirror nếu nó là một vở kịch Trung Cổ

 Vừa lúc hồi chiều đăng cái bài động đến một anthology SFF nổi tiếng của Netflop xong, tối thì lại được thằng bợm thằn lằn quăng ngay cái clip chế Black Mirror, một series anthology Sci Fi cũng thuộc diện đình đám của đài này. Trùng hợp phết đấy nhỉ 🐧? Trông vào đây mà lại nghĩ, không biết tầm một hai thế kỷ hoặc có khi chỉ đơn thuần dăm chục năm nữa, liệu chúng ta có nhìn vào những tác phẩm thời trước và thấy chúng thật ngô nghê, cũng như bản thân quả là ngớ ngẩn vì đã nghĩ những hiểm họa tiềm tàng chúng tô vẽ về công nghệ là chân thực không, hay lại thấy giật mình vì đã coi chúng là hoang tưởng thái quá và thây kệ những cảnh báo của chúng nhỉ? Mấy thằng kiểu Demolished Man với ba cái mớ phân tâm học và hiểm họa của phát triển tiềm năng não quá mức của nó thì chắc sẽ trở thành ngáo rồi, cơ mà mấy thằng như Dune với những cảnh tính mang tính vượt thời gian về hiểm họa của dựa dẫm quá trớn vào một tài nguyên thì chắc sẽ tiếp tục khiến thiên hạ lạnh sống lưng đấy. Trên thực tế, trông cá

Vẽ bản đồ thế giới Fantasy bằng... gạo

 Chắc tại mấy bài gần đây đăng nhiều về Fantasy nên thằng thằn lằn nhớ mặt, và ban nãy vừa được nó đẩy cái clip này lên feed. Nhìn hợp lý phết 🐧. Mà ngẫm kỹ lại thì thấy đây chính ra cũng là một cách lấy ý tưởng sáng tác thú vị ra phết. Cũng đã có không ít tác phẩm SFF khởi sinh từ việc tác giả hình dung cách sự sống/nền văn minh sẽ phát triển trong những môi trường quái lạ hoặc các hành tinh xa xôi, cơ mà mốc xuất phát của người ta toàn là cách những thứ dị dị kiểu phép thuật hoặc khí quyển giàu argon hay trọng lực siêu yếu sẽ làm đổi thay cuộc sống kiểu gì, chứ không thấy mấy ai bật ra ý tưởng viết truyện từ việc suy diễn dựa trên các đặc điểm địa lý bình thường. Hình như có mỗi thằng Dune là chơi kiểu gần giống thế này, với khởi điểm của câu chuyện là Frank Herbert nghiên cứu sinh thái cồn cát với địa lý sa mạc xong thấy thích quá và xây tiếp từ đấy lên. Thế nên nếu anh em nào mà đang muốn thử tập tành viết lách nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hay thử vẽ random một cái bản đồ như t

Infinite Odyssey - một tạp chỉ SFF chỉ toàn tác phẩm của AI

 Vừa hồi chiều có bài AI thay người đọc truyện ngon lành, đến tối lại vớ được một bài về một tạp chí với nội dung gần như do AI thực hiện hết này anh em. This Entire Sci-Fi Magazine Generated With AI Is Blowing Our Puny Human Minds Cụ thể thì ấn phẩm được nhắc đến là Infinite Odyssey, một tạp chí định kỳ hàng tháng với trọng tâm là Sci Fi, nhưng theo như lời giới thiệu thì sẽ còn lấn luôn sang cả Fantasy và kinh dị nữa. Như trang chủ của nó có nói (anh em tham khảo ở đây: https://www.infiniteodyssey.net/ ) tạp chí sẽ bao gồm các tác phẩm nghệ thuật trong mảng SFF, bao gồm truyện ngắn, tranh ảnh, truyện tranh, các “bài phỏng vấn” những sinh vật ngoài vũ trụ hoặc đến từ chiều không gian khác. Và đáng chú ý nhất, toàn bộ những nội dung ấy sẽ đều do các thuật toán AI tạo ra, chứ không mượn đến bàn tay con người nào cả. Hoặc đúng hơn là 99% sẽ do AI tạo ra. Trong bài phỏng vấn với Futurism, Philippe Klein đã chia sẻ về quy trình tạo nội dung của bên mình. Khoản hình ảnh minh họa thì bọn họ

AI của ElevenLabs và một tương lai tiềm tàng của audiobook

Bữa nay mình vừa mới mò ra được một cái clip vừa thú vị, vừa lạnh gáy, ấy là bản demo cho một cuốn audiobook do AI đọc hoàn toàn. Bản demo đấy đến từ ElevenLabs, một bên chuyên cung cấp dịch vụ chuyển đổi văn bản thành giọng nói thông qua công nghệ máy học. Nói theo một kiểu dân dã hơn, ElevenLabs là một dịch vụ cho AI đọc văn bản tự động. Người sử dụng dịch vụ của họ sẽ có thể tống văn bản lên trang web ElevenLabs, chọn một mẫu giọng đọc nhất định, và sau đó con AI của ElevenLabs sẽ đọc lại toàn bộ văn bản đã tải lên bằng cái giọng đã chọn.  Bản thân cái công nghệ đọc văn bản bằng máy thì chẳng có gì đáng chú ý lắm, vì trò này đã được cả trăm công ty làm từ rất lâu rồi. Anh em chẳng cần làm gì cao siêu, chỉ cần lên lượn Youtube một vòng là sẽ thấy nhan nhản những cái clip với giọng đọc như rôbốt, được khởi tạo từ tít những năm 2010 cho đến nay. Tuy nhiên, điều khác biệt ở ElevenLabs là nó có chất lượng đọc chân thật gấp bội các đơn vị khác. Và để chứng minh sự ưu việt của mình, cách đ

Wet Hot Allosaurus Summer - một cuốn Sci Fi rất "đặc biệt"

 Vừa bữa trước làm bài về Anachronism xong, với có khi phân nửa các ví dụ có dính đến khủng long các kiểu, bữa nay thằng người thằn lằn lại đẩy cái bài này trong một group sách khác lên. Hợp lý phết đấy nhỉ 🐧. I knew that my first post here better be a good one, so I'm jumping on the bandwagon and reading this gem! 🤣🤷‍♀️ Mới đầu lúc lướt qua, mình cứ tưởng đây kiểu một ảnh meme chế, kiểu như cái Harry Potter bản Gen Z thôi. Nhưng sau khi đi tra cứu thử, hóa ra đây lại là một cuốn sách thật, được một chuyên gia cổ sinh vật học xuất bản hồi năm 2016. Không chỉ có thế, nó còn là cuốn đầu tiên trong cả một series truyện khiêu dâm có tên Dinosaur Erotica, bao gồm 5 cuốn tất cả, quyển nào quyển nấy đều xoay quanh ý tưởng cho con người phịch nhau với khủng long. Anh em nào không tin có thể tham khảo link Amazon của nó ở đây: https://www.amazon.com/dp/B0BKTPR4K9 . Cái thú vị nhất về thằng này có lẽ sẽ là mấy cái review trên Goodreads của nó. Dưới đây sẽ là đoạn trích từ một bài review v