Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

The Apollo Murders và nghệ thuật viết khoa học trong Hard Sci Fi

 Trong cái bài review về The Apollo Murders hồi chiều, mình có đề cập đến việc nó chứa đựng một lượng thông tin kỹ thuật ngồn ngộn. Đến giờ thì vớ được cái ảnh này. Thật là trùng hợp à nha 🐧. Nghiêm túc mà nói, nếu chỉ xét về lượng thông tin chay thì The Apollo Murders không phải là hạng quá nặng ký đâu. Nếu đặt truyện cạnh những thằng như Tam Thể, The Martian, Blindsight, hay một quyển random của Arthur C. Clarke, anh em sẽ thấy chỗ kiến thức nó nhồi chẳng đến nỗi quá đặc, và xét về nội dung thì cũng không đến mức khô khan hay khó hiểu gì. Tuy nhiên, dù mấy thằng kể trên xổ thông tin với tần suất thường xuyên hơn, kiến thức cao siêu hoặc ít nhất thì cũng xa lạ hơn, chúng nó vẫn không gây ra cảm giác khó chịu bằng The Apollo Murders. Và sau khi ngẫm kỹ về nó một tí, mình chốt lại rằng sở dĩ có chuyện này vì The Apollo Murders rất hay để phần kiến thức đứng tách riêng với câu chuyện, trong khi ở các tác phẩm kia, kiến thức luôn phục vụ câu chuyện. Cụ thể hơn, The Apollo Murders đưa kiế

ANNIVERSARY: ngày cơn ác mộng Corrupted Blood chính thức kết thúc

Hôm nay đánh dấu 17 năm ngày kết thúc của một trong những trận đại dịch kinh hoàng nhất thế giới hiện đại từng chứng kiến. Dẫu thời gian tác oai tác quái chỉ kéo dài chưa đầy một tháng, đại dịch ấy vẫn xoay xở tàn phá hàng bao làng mạc và thị trấn lớn nhỏ, để lại một lượng thương vong chất chồng cao như núi, và cho đến nay vẫn chưa hề phai nhạt trong ký ức những người từng phải sống qua nó. Nhưng may mắn cho chúng ta, bất chấp sở hữu sức hủy diệt khủng khiếp đến vậy, trận đại dịch ấy vẫn không gây ra hậu quả quá đỗi nghiêm trọng. Nguyên do là bởi không như những đại dịch khác trong lịch sử nhân loại, đại dịch này mang một tính chất hết sức đặc biệt: nó vừa xảy ra trong thế giới của ta, vừa chỉ tồn tại trong một mảnh đất hoàn toàn phi thực. Cụ thể hơn, đại dịch đang được nhắc đến ở đây được mệnh danh là Sự kiện Corrupted Blood, một cuộc khủng hoảng khét tiếng với quy mô toàn cầu, xảy ra trong một game online có tên là World of Warcraft (WoW), phát triển bởi hãng game Blizzard. Trong trư

Review The Apollo Murders của Chris Hadfield

  🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌖🌑🌑🌑 6.75/10 TL;DR The Martian + The Hunt for Red October, có điều lấy bối cảnh Mặt Trăng và làm ăn lôm côm hơn cả hai. GIỚI THIỆU CHUNG The Apollo Murders là một cuốn Techno-thriller pha Alternate History của Chris Hadfield, phi hành gia người Canada nổi tiếng. Truyện lấy bối cảnh là giai đoạn đầu thập niên 70, giữa lúc Chiến Tranh Lạnh vẫn còn đang ở giai đoạn cao trào, và cuộc chạy đua vũ trụ giữa hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô hãy còn chưa kết thúc. Tuy nhiên, cái phông nền này của The Apollo Murders không hoàn toàn giống với những gì ta biết ngoài đời. Một số tình tiết đã bị thay đổi, với đáng chú ý nhất là chương trình Apollo không hề khép lại với nhiệm vụ Apollo 17, mà nó còn có thêm được một nhiệm vụ nữa: Apollo 18. Lúc ban đầu, bản chất của Apollo 18 cũng chẳng khác gì các nhiệm vụ Apollo khác cả. Nó chỉ là một nhiệm vụ dân sự do NASA quản lý, đưa người lên thám hiểm Mặt Trăng và lấy mẫu vật mang về. Nhưng mọi thứ đều thay đổi khi chính phủ Mỹ chợt bắt được

CRISPR, Sáu đợt thức tỉnh, và hệ lụy tiềm tàng của công nghệ chỉnh sửa gen

 Ngày hôm trước vừa thấy có bạn hỏi tìm truyện Sci Fi áp dụng công nghệ chỉnh sửa gen kèm nhân bản vô tính xong thì hôm nay lại vớ được một bài do tờ New York Times viết, bàn về công nghệ CRISPR và cách nó biến việc chỉnh sửa gen thành một thực tại gần kề, chứ không còn xa vời gì nữa. Once Science Fiction, Gene Editing Is Now a Looming Reality Lạy Chúa trên cao, tôi đã làm gì để trời phật độ trì cho hàng bao cơ hội quảng bá Sáu đợt thức tỉnh thế này 🐧? Trong trường hợp anh em nào chưa biết, CRISPR là viết tắt của cụm từ Clustered Regular Interspaced Short Palindromic Repeats, tức Cụm Các trình tự Xuôi ngược Ngắn có Độ dài Bằng nhau Lặp lại Đan xen giữa Các vùng đệm. Vâng, chỉ cái tên của nó cũng đã thấy đau óc rồi 🐧. Vì chúng ta không phải là dân chuyên nên anh em cũng chẳng cần phải hiểu cơ chế chuẩn của nó ra sao đâu. Cứ hiểu nôm na thế này thôi: công nghệ CRISPR này sẽ cho phép ta sửa mã gen như sửa file word ấy. Ta có thể tha hồ nhấp trỏ chuột vào bất cứ đâu trong văn bản, xóa đi

The Rings of Power, thiên kiến về dân Ireland, và bóng dáng văn hóa Celt trong Trung Địa

 Trong cái bài tranh thêu Game of Thrones của Brian O’Sullivan mà mình share bữa trước, có một đoạn ông anh nói là thế này: “Chứng kiến những gì sẽ xảy ra một khi Fantasy trở nên đủ mạnh để hòa vào với đời thực (hoặc như trong trường hợp của Amazon, dân Hobbit, và Ireland thì ngược lại) mới thú vị làm sao.” Vì không hiểu lắm cái phần Amazon + Hobbit + Ireland = đời thực nhảy vào Fantasy mà O’Sullivan nói, mình đã thử kéo xuống timeline của ông anh xem có gì đả động thêm đến cái này không. Tình cờ thì gần như ngay dưới nó, thanh niên có đăng một bài như sau: My short summary review of "Lord of the Rings- The Rings of Power." "Téigh trasna ort féin, a Amazon!" Mình tạm dịch phần caption của nó là: Review ngắn gọn của tôi về "Lord of the Rings - The Rings of Power" này. "Téigh trasna ort féin, a Amazon!" (Cút mẹ mày đi, Amazon!) Còn phần chữ trong cái ảnh thì có nội dung chế nhạo việc các công ty không quan tâm đến văn hóa Ireland, nhưng vẫn điềm nh

Đại bàng Trung Địa, tương quan sinh trưởng, và lý do đoàn hộ nhẫn không thể bay thẳng đến Núi Doom

Bữa nay mình mới bắt được một cái clip thú vị, sử dụng khoa học để phân tích một trong những cái meme nổi tiếng nhất trong làng SFF: tại sao mấy thanh niên đại bàng trong Lord of the Rings không chở cả đoàn hộ nhẫn đến Núi Doom, hay ít nhất là Mordor cho rồi? Về mặt lý thuyết mà nói, việc đoàn hộ nhẫn không thể sử dụng đại bàng như một hãng hàng không giá rẻ cũng đã được giải thích qua cả lore của Trung Địa lẫn lôgic bình thường rồi. Phòng trường hợp anh em chưa biết đến mấy cái lý do đấy thì một là đám đại bàng về cơ bản là một chủng tộc riêng, tương tự tiên, người, hobbit, hay bất cứ chủng tộc nào khác của Trung Địa, không phải cứ thích là gọi đến sai vặt được. Thứ hai, một bầy đại bàng bay tơ hơ giữa trời kiểu gì cũng sẽ bị lính Sauron phát hiện ra từ xa tít mù tắp, và hắn sẽ dốc toàn lực lượng, bao gồm cung thủ, máy bắn đá, Fellbeast (mấy cái con rồng mà đám Nazgul cưỡi), cùng bố ai biết những cái gì nữa, đến đấm cho cả đoàn nhừ tử. Thứ ba, và cái này hơi mang tính meta một tí, đó

Một số cách "phân biệt" giữa Sci Fi và Fantasy thú vị

 Bữa nay mình vừa mới vớ được một cái bài như bên dưới, xoay quanh một loạt cách phân biệt giữa Sci Fi và Fantasy hài hước đăng trên Twitter trong khoảng hôm 22-23 tuần trước. Chúng nó bao gồm: Carly Lane-Perry: "Fantasy là khi có nguyên một chương chỉ tả độc đồ ăn, Sci Fi là khi có nguyên một chương chỉ tả độc phương tiện chuyên chở." Librarianhipwreck: "Để tôi giải thích cho rõ nhé: Sci Fi là khi ta trầm uất về tương lai, Fantasy là khi ta trầm uất về quá khứ, và văn học là khi ta trầm uất về hiện tại." Sacha Coward: "Để anh giải thích cho khỏi nhầm nhọt nhé. Sci Fi là khi cái thành phố lớn bẩn thỉu được gọi là Fallen Star (Sao Rơi), còn Fantasy là khi cái thành phố lớn bẩn thỉu được gọi là Fällėnstâr." Jessica Ritchey: "Bậy, bậy. Fantasy là khi ta thèm được phịch tiên, còn Sci Fi là khi ta thèm được phịch rôbốt. Hy vọng nói vậy sẽ giúp mọi người dễ phân biệt." dc guevara: "Để tôi giải thích cho rõ này. Sci Fi là khi tiền được gọi là tín