Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tình Yêu trong YA - làm thế nào cho tốt?

 Trong bài review cuốn Ác quỷ rừng phế tích ngày hôm trước, có một bạn comment rằng chỉ riêng không có yếu tố yêu đương nhăng nhít là lập tức đã thấy quyển đó tăng điểm rồi. Cái này làm mình nhớ đến hồi trước từng xem clip của một bạn Youtuber, bảo vệ mô típ yêu đương rất hay chiếm phần chủ đạo trong các cuốn YA. Vì lâu quá rồi nên cũng không nhớ cụ thể chi tiết, nhưng đại khái đồng chí kia bảo vì nhân vật trong truyện còn trẻ, đồng thời lại còn viết cho giới trẻ nữa, thế nên có tình yêu vào như vậy là đúng rồi. Cái lập luận này cũng phần nào tương tự nội dung của một cái thớt Reddit hồi trước mình từng share (https://www.facebook.com/groups/SciFiReadersVN/?post_id=3105043419582904), mặc dù cái thớt đó nói chung chung chứ không động riêng gì đến mô típ tình yêu tình báo. Cả hai người này về cơ bản nói vậy cũng là có lý, bởi vì nhân vật chính trong YA toàn rơi vào tầm tuổi 14 – 22 (ở Mỹ thì 14-18 là cấp 3, 18 đổ lên là đại học), mà cái tuổi này thì sẽ thường quan tâm yêu đương nhiều. Tu

Powered Exoskeleton và cách xây thế giới SFF từ những ứng dụng vặt

 Powered Exoskeleton, tức khung xương trợ lực, vốn là một công nghệ hết sức quen thuộc trong dòng Sci Fi. Kể từ hồi E. E. Smith bắt đầu giới thiệu mô típ này đến với độc giả thông qua bộ truyện Lensman và Robert A. Heinlein giúp nó trở nên nổi tiếng hẳn với tác phẩm Starship Troopers đến nay, mô típ này gần như không bao giờ vắng mặt, với đủ các thể loại như giáp nặng phủ kín toàn thân của lính trong StarCraft, khung "xương" trần trợ lực trong All You Need Is Kill, hay thậm chí là một phiên bản gần như "quần áo" của Batman Beyond. Lẽ đương nhiên, hiếm thứ gì trong Sci Fi chỉ nằm im trong cái dòng này lâu. Từ khi Nicholas Yagin chế tạo một thiết bị hỗ trợ vận động bằng túi khí nén hồi năm 1890 đến nay, con người đã liên tục tìm cách biến cái mô típ ấy thành hiện thực, và mặc dù hãy còn lâu nữa mới đạt được đến tầm các giấc mơ Sci Fi tô vẽ lên, ngành công nghệ này đã có nhiều bước nhảy vọt rất lớn. Và hiện nay, một trong những ứng dụng mới nhất của nó là giúp người gi

Narrative Art Book - nặng hình nhẹ chuyện

 Cái series Tales From The Loop của Simon Stålenhag mà mình có giới thiệu hôm qua đại diện cho một kiểu truyện rất hay mà hiếm khi xuất hiện ở Việt Nam: Narrative Art Book (NAB). NAB về cơ bản là một cái phòng trưng bày thu nhỏ, với các bức tranh nghệ thuật được đầu tư vẽ rất tỉ mẩn. Đi kèm với các bức tranh này sẽ là một câu chuyện khá "trần", không có nhiều chi tiết lắm, nhưng vừa đủ nội dung để người đọc có thể  biết là các tranh có dính dáng đến nhau, và có một mạch chuyện tiềm ẩn nào đó (có thể sẽ bao gồm mở thân kết đầy đủ, hoặc chỉ đơn thuần là dừng lại ở cung cấp thông tin nền). Lưu ý chút là NAB đặt trọng tâm vào tranh ảnh thay vì câu chuyện. Chính thế nên NAB khác với các thể loại truyện đặt nội dung câu chuyện làm chính, mượn hình ảnh để thuật cốt hoặc lấy hình ảnh minh họa cho cốt khác như storybook, comic, manga, light novel,... Tất nhiên, tùy trường hợp mà đôi khi cũng cực kỳ khó mà phân biệt NAB với các thể loại kia, chẳng hạn như khi NAB có cốt quá chi tiết ho

Locus of Control - điểm kiểm soát tâm lý

 Trong trường hợp anh em chưa biết, Goodreads hiện đang phát động tuần lễ YA (truyện dành cho thanh thiếu niên). Và vì chúng ta đang sống trong một cái năm cứ càng ngày càng đâm đầu xuống đất, với biến cố mới nhất là vừa có một vụ nổ súng xảy ra ở gần Nhà Trắng, mình nhớ lại một cuốn YA Sci Fi ra đời từ 27 năm trước: Random Acts of Senseless Violence. Trong quyển này, thế giới (hay ít nhất là Mỹ) vừa trải qua một biến cố nào đó, và kinh tế cứ trở nên ngày một sa sút, và kéo theo đó là cả xã hội nữa. Tổng thống thì cứ hết ông này lên thay ông kia, nhưng đều bất lực và chẳng xoay chuyển được gì cả. Nghe quen chứ 🐧? Cụ thể hơn thì mọi người có thể đọc bài review mình từng viết bên dưới, còn trong bài này thì mình muốn bàn đến một vấn đề khác, lấy cảm hứng từ một bài review… chê quyển truyện này. Cái review kia nội dung chính xác ra sao thì mình không còn nhớ nữa vì đã lâu quá rồi. Đại khái thì bài review bảo quyển này về cơ bản là “depression porn,” với một loạt các chuyện xấu xảy ra chẳ

Refusal of The Call - khi định mệnh vẫy gọi nhưng ta tắt máy

Bộ The Murderbot Diaries mà mình review hôm trước có sử dụng một mô típ rất hay, ấy là Refusal of The Call. Như anh em có thể đã biết, thường thì mọi tác phẩm sẽ luôn khởi động các sự kiện trong cốt câu chuyện của mình bằng một thứ có tên Inciting Incident. Mình từng làm một bài về cái này rồi (bài gốc ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/07/inciting-incident-cong-cu-khong-thieu.html), nhưng nếu có anh em nào bỏ lỡ hoặc mới vào thì Inciting Incident là một sự kiện mang tính “mồi lửa,” kích cho mạch truyện rẽ sang một hướng đi bất kỳ nào đó. Ví dụ như ở đầu tác phẩm, nhân vật chính có thể đang sống yên ổn. Tự nhiên một ngày đẹp trời, người ngoài hành tinh xuống thăm Trái Đất, và chính phủ vì lý do gì đó đã chọn thanh niên kia làm đại diện đi gặp họ. Vụ việc người ngoài hành tinh xuống thăm Trái Đất chính là Inciting Incident đầu tiên khơi mở cốt truyện chính, và việc chính phủ chọn thanh niên kia làm đại diện là Inciting Incident thứ hai, giúp đẩy thằng nhân vật chính vào trong

Pioneer Disadvantage - lý do các tác phẩm kinh điển bị nhạt nhẽo

 Như trong bài kỷ niệm hồi trưa mình có nói, The Lord of the Rings là một cột mốc rất đáng chú ý của Epic Fantasy nói riêng và toàn bộ Fantasy nói chung. Tuy nhiên, có một điều thú vị là đối với một lượng người không nhỏ, trong đó có cả fan cứng của Fantasy, lại thấy đây là cuốn dở nhất họ từng đọc. Đó là bởi The Lord of the Rings dính phải một hiệu ứng có tên Pioneer Disadvantage. Pioneer Disadvantage thực chất là một biến thể của một khái niệm trong kinh doanh, có tên là The First Mover Advantage (FMA). FMA được dùng để chỉ việc thằng nào nhảy vào một thị trường mới trước tiên thì thằng đấy sẽ có rất nhiều lợi thế, chẳng hạn cho phép nó hốt hết các tài nguyên quý giá của thị trường, xây dựng niềm tin với khách hàng, thành lập rào cản đối với những thằng khác, định hướng thị trường theo cách có lợi nhất cho mình,… Nói cách khác, FMA là hiện thân của câu nói, “Trâu nhanh uống nước trong, trâu chậm uống nước đục,” của các cụ nhà mình. Tuy nhiên, cuộc đời nó chẳng bao giờ đơn giản như mấ

Aluminum Christmas Trees - tình tiết nghe giả nhưng lại là thật

 Hôm nay mình có đọc được một cái chương trong bộ truyện Pumpkin Scissors, và trong đó có đề cập đến một cái mô típ kể chuyện hay gặp, ấy là nhân vật chính đến lúc cái chết cận kề rồi mà vẫn cứ cố gắng viết nốt mấy dòng nhật ký hay gì đó, thay vì bỏ chạy hay làm gì để tự cứu mạng bản thân. Thường thì mô típ này sẽ bị coi là bịa đặt, nhưng cái chương này thì lại chỉ ra một điều rằng lý do người đọc có thể coi đấy là bịa đặt vì họ đang ngồi trong yên ổn. Trong các tình cảnh mang tính khủng khiếp tột cùng, chẳng hạn giữa lúc bom đạn nổ đùng đùng xung quanh hay Cthulhu đang nhè nhẹ gõ cửa, tâm trí con người sẽ phản ứng theo những cách quái dị ngoài sức tưởng tượng. Hơi khó để kiểm định độ thực tế của cái lập luận mà chương truyện này đưa ra. Tuy nhiên, nghe cách nó trình bày thì ta cũng thấy mô típ này không đến nỗi phi thực tế cho lắm. Trong trường hợp sự thực đúng là như vậy, đây sẽ là ví dụ cho một cái hiện tượng có tên Aluminum Christmas Trees. Aluminum Christmas Trees xuất phát từ một