Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

[SFF 101] Space Opera

Truyện phiêu lưu, IN SPACEEEEEEEE! Space Opera là dòng Sci Fi bao gồm các tác phẩm viết về các chuyến phiêu lưu kỳ thú trong vũ trụ (bởi thế mới có cái tên “Space”). Space Opera thường lấy bối cảnh tương lai xa, khi du hành ngoài không gian đã trở nên bình thường như bắt tàu từ Nam ra Bắc. Tác phẩm chú trọng tạo ra cảm giác “epic” cho độc/khán giả. Sẽ có những nền văn minh phát triển vượt bậc, đế chế hùng mạnh, đảng phái chính trị liên hành tinh đấu đá lẫn nhau. Nơi diễn ra cảnh hành động bét nhất cũng phải ở trên một hành tinh lạ, còn không thì có thể loang ra đến mấy chục dải ngân hà.  Bởi vì “epic” vốn được hiểu là “sử thi”, thế nên Space Opera cũng có nhiều yếu tố tương đồng với các tác phẩm sử thi cổ của loài người: sẽ có những cuộc chiến hết sức quyết liệt, có những người hùng oai phong lẫm liệt, có cảnh trí ngoạn mục khác thường, chia phe đối chọi giữa thiện và ác,… Do tính epic được đề cao thế nên khoa học kỹ thuật không được nhắc đến nhiều. Gần như tất cả các yếu tố phông nền

[SFF 101] Hard & Soft Sci Fi

Trong Sci Fi có 1 khái niệm rất hay nghe đến, đó là Hard Sci Fi và Soft Sci Fi. Hai khái niệm này thường được dùng như thể chúng nó là 2 dòng Sci Fi riêng biệt, nhưng nói cho chuẩn hẳn thì nó giống “thước đo” hơn là dòng văn. Hard Sci Fi (Sci Fi “nặng”) là các tác phẩm sử dụng khoa học cực kỳ chân thực. Mọi công nghệ bên trong nó đều được xây dựng trên cơ sở các học thuyết có thật, hoặc các giả thuyết có khả năng trở thành sự thật cao trong tương lai. Hard Sci Fi cũng chú trọng đưa nhiều chi tiết khoa học công nghệ, và giải thích chi li cho các chi tiết đó. Soft Sci Fi (Sci Fi “nhẹ”) thì rất thoáng với những thứ được coi là “khoa học”. Các quy luật vận hành của thế giới, công nghệ có thể đối nghịch với các quy luật của thế giới thực, hoặc dựa trên những quy luật hoàn toàn bịa đặt không có cơ sở khoa học (miễn sao “nghe” nó có vẻ khoa học để không bị biến thành phép thuật). Soft Sci Fi thường không quan tâm lắm đến cơ chế vận hành, tiểu tiết của các công nghệ trong tác phẩm, đưa ra làm

[SFF 101] Sci Fi x Khoa học - một quan hệ cộng sinh

Trong cái bài về việc NASA đang triển khai thí nghiệm dùng N̶a̶u̶v̶o̶o̶ động cơ NEXT-C đẩy thiên thạch khỏi đâm vào Trái Đất, có một bạn nói rằng khoa học ngày nay đang ngày càng tiệm cận những gì Sci Fi vẽ ra. Tình cờ thì nhận định ấy lại đại diện cho một "chiều" rất thú vị của một mối quan hệ cộng sinh hấp dẫn: khoa học và khoa học viễn tưởng. Sci Fi đặc biệt hơn gần như mọi dòng khác ở chỗ nó không bằng lòng với sự gò bó của thực tại. Nó muốn vứt bỏ mọi rào cản, đi vào khám phá những miền đất mà trong con mắt người đương thời sẽ là không thể tồn tại. Nhưng thay vì sử dụng những thứ ma phép huyền bí như người anh em Fantasy của mình, Sci Fi lựa chọn một công cụ thực tiễn hơn, nhưng với tiềm năng mạnh mẽ không kém: khoa học công nghệ. Căn cứ trên những hiểu biết mà khoa học đã mang lại cho con người, kết hợp với những phát minh, ứng dụng hiện đã ra đời nhờ những khám phá khoa học ấy, Sci Fi đặt câu hỏi: Nếu đẩy nó đi xa hơn giới hạn hiện tại thì như thế nào nhỉ? Và từ trên t

[SFF 101] Sci Fi vs. Popular Science

 Hình dưới là cuộc nói chuyện giữa một ông thầy vật lý và một ông thầy đạo đức (đúng hơn là triết học, nhưng truyện gọi nó là đạo đức thì cứ tạm gọi là đạo đức 🐧 ). Cuộc trò chuyện này gợi cho mình nhớ lại một bài trên Reddit hay forum nào đó, hỏi rằng cái nào hay hơn, các cuốn khoa học viễn tưởng (Science Fiction) hay các cuốn khoa học phổ cập (Popular Science). Vì Science Fiction và Popular Science ra đời phục vụ hai mục đích khác nhau, thế nên chỉ có tùy khẩu vị mà thấy thích cái nào hơn thôi, chứ còn hỏi ai hơn ai thì cũng hợp lý như hỏi dứa hay dừa ngon hơn vậy 🐧. Tuy nhiên, dù không thể phân định hơn thua, ta vẫn có thể so sánh hai thằng này với nhau. Một điều không thể phủ nhận là sức hút của Science Fiction mang một “vị” rất riêng biệt so với sức hút của Popular Science. Và một trong số những thứ làm nên sự khác biệt ấy chính là việc Science Fiction thường pha thêm nhiều yếu tố “nhân” hơn hẳn Popular Science. Popular Science dù lắm khi cũng tự tạo dựng các câu chuyện để giúp

[SFF 101] Sci Fi vs. Truyện khoa học

Hình như vừa rồi có ai share cái bài Heart and Soul sang group khác, thế nên đã có khá nhiều bạn mới gia nhập group để tìm hiểu thêm những thứ liên quan đến vũ trụ/công nghệ. Tình cờ thì việc đánh đồng Sci Fi với truyện vũ trụ/công nghệ lại là một lầm tưởng phổ biến, thế nên thay vì lại lôi bài ca hãy-đọc-note muôn thuở ra, mình sẽ điểm qua về độ rộng của dòng này để mấy bạn mới có tí kiến thức nền, còn mấy bạn cũ đỡ thấy chán. Sci Fi có thể được định nghĩa là những câu chuyện bịa dựa trên nền tảng khoa học, hoặc trên nền tảng các sản phẩm do khoa học tạo thành (tức công nghệ đấy). Nhưng “khoa học” rộng lắm. Cực rộng. Điểm sơ sơ thì nó có 3 nhóm chính sau:  1) Khoa học hình thức: về cơ bản là những thứ mang tính lý thuyết thuần túy, không nhất thiết phải đem ra so với hiện tượng thực ngoài đời nào. Ví dụ bao gồm lôgic học, đại số học, hình học, lượng giác học… 2) Khoa học tự nhiên: nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, hay nói nôm na là những gì nhìn thấy và sờ mó vào được. Ví dụ bao gồm

[SFF 101] Sci Fi vs. Fantasy

Hôm trước đăng cái ảnh chế về một ông trên reddit không phân biệt được Fantasy với Sci Fi mới phát hiện ra vẫn còn một số bạn vẫn lơ mơ khoản này, thế nên hôm nay mình sẽ viết cách để nhận biệt hai dòng này. Đầu tiên, muốn biết một tác phẩm có phải là Fantasy hoặc Sci Fi không thì hãy tự hỏi mình câu này: “Nó có điêu không?”  Nếu nó “điêu” thật, tức là khó/không thể xảy ra ở thế giới thật của ta, nó sẽ hoặc là Fantasy, hoặc là Sci Fi. Tất nhiên, để trở thành được SFF thì tác phẩm cũng phải “điêu” ở một mức nhất định. Điều này mình đã đề cập đến trong bài viết về Speculative Fiction ( https://scifivietnam.blogspot.com/2022/06/sff-101-sci-fi-vs-fantasy.html ), ai chưa biết hãy qua đó đọc. Sau khi biết tác phẩm “điêu” rồi, hãy hỏi tiếp: “Tại sao lại có cái sự điêu ấy?” Nếu các chi tiết chém gió không có bất cứ lời giải thích nào, ta phải mặc nhiên chấp nhận nó là đúng, lập tức tống tác phẩm vào mục Fantasy. Còn nếu tác giả có đưa ra lời giải thích, hãy hỏi tiếp: “Lời giải thích ấy dựa trê

[SFF 101] khái niệm Speculative Fiction

Để hiểu về Sci Fi thì trước hết phải hiểu “Speculative Fiction” là gì. Thuật ngữ này dịch ra là “giả tưởng tư biện,” hoặc còn gọi là “giả tưởng suy đoán.” Ngày nay thì có thể nói gọn hơn là "giả tưởng" không thôi cũng được, vì chính ra trong đó cũng đã kèm nghĩa tư biện rồi. Giả tưởng bao gồm rất nhiều dòng phụ, trong đó có Sci Fi, Fantasy, Weird Fiction, Horror,… Các tác phẩm giả tưởng có thể đối nghịch hẳn nhau (VD: truyện Sci Fi và truyện Fantasy), nhưng tựu trung lại luôn được xây dựng từ một câu hỏi nền tảng: “What if (nếu)…?” Tuy nhiên, không phải cứ có yếu tố “Nếu…?” là auto thành giả tưởng. Quan trọng là cái “Nếu…?” kia phải đủ “điêu,” đủ xa rời sự thật. Giả sử một truyện xây dựng dựa trên ý tưởng “Nếu tôi bị bắt cóc thì sao?” không được coi là giả tưởng, vì nó hoàn toàn có thể xảy ra. Ngược lại, “Nếu tôi bị bắt cóc lên Sao Hoả thì sao?” sẽ được coi là giả tưởng, bởi vì nó đủ xa thực tế.  Dưới đây là một số ví dụ về các tác phẩm sử dụng câu “Nếu…?” đủ tiêu chuẩn làm g