Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Q-UGV - một mẫu rôbốt chó bắn tỉa đáng sợ

 Như anh em có thể vẫn nhớ, hồi tháng 2 năm nay, một công ty tên MSCHF đã mua một con rôbốt chó của Boston Dynamics về, gắn một khẩu súng sơn lên lưng nó, đặt nó vào trong một phòng trưng bày nghệ thuật, và sau đó cho thiên hạ thay phiên nhau điều khiển con rôbốt để bắn phá các hiện vật trong phòng. Lúc biết MSCHF mang chó nhà mình đi làm cái trò đấy, phía Boston Dynamics đã rất bức xúc, lên tiếng phê phán dự án này, bảo rằng MSCHF sử dụng sai nghiêm trọng sản phẩm, và phía Boston Dynamics không muốn dùng công nghệ phục vụ mục đích bạo lực. Tuy nhiên, động thái chỉ trích của Boston Dynamics tình cờ lại giúp sự kiện của MSCHF trở nên thành công hơn, bởi lẽ sở dĩ MSCHF bày trò này là vì muốn chứng minh mọi công nghệ đều có thể bị lạm dụng cho mục đích gian ác, bất chấp ý muốn của người sáng tạo ra nó. Và tua nhanh tầm 8 tháng sau, tính đúng đắn trong bức thông điệp của MSCHF đã một lần nữa được khẳng định, bởi lẽ đã có người gắn hẳn súng thật cho lũ rôbốt chó đấy. Cụ thể hơn, hôm thứ ba

Foundation & Dune - hai lời phản biện của nhau

 Trong trường hợp anh em chưa biết thì vừa hôm trước, Apple đã tung ra mấy tập đầu của Foundation, bản chuyển thể series Sci Fi đình đám cùng tên của Asimov. Tính đến nay đã khá nhiều bên đưa ra review về nó, và trong số này thì review của thanh niên Daniel Greene bên dưới có vẻ đáng tin cậy nhất, bởi đồng chí biết tác phẩm gốc trông ra sao, và cũng không nhận tiền từ đệ nhà Cúc (chắc thế 🐧 ). Thanh niên phân tích các mặt mạnh yếu của nó xem chừng khá công tâm, và anh em nào có hứng hãy ngó thử nhé. Tuy nhiên, cái mình muốn bàn ở đây không phải là bản thân cái review này hay đánh giá gì về mấy tập đầu của series hết (vì đã xem đâu mà biết 🐧 ). Cái quan trọng là trong phần comment của clip, có một bạn đã chỉ ra một tình tiết rất thú vị: Foundation có bản chuyển thể ra mắt gần như trùng khít luôn với ngày công chiếu của Dune, trong khi thằng Dune có thể được coi là một lời phản biện ngược đối với các tư tưởng của Foundation. Thanh niên comment không giải thích cụ thể ý bản thân là như

Sự tương đồng giữa Dune và Foundation

 Trong bài về Giải Nebula hồi chiều, mình có nhắc đến thanh niên đầu tiên từng ẵm cái giải ấy ở hạng mục Best Novel, ấy là Dune của Frank Herbert. Tình cờ thì vừa mấy hôm trước, mình có bắt được một cái clip do Quinn's Ideas (một trong những channel uy tín nhất về Dune trên Youtube) thực hiện, so sánh nó với một series cũng cực kỳ kinh điển khác là Foundation của Isaac Asimov. Nay được dịp tranh thủ lôi lên bàn tí. Dune, hay như bản dịch ở Việt Nam gọi là Xứ Cát, là cái gì thì chắc anh em chẳng còn lạ nữa rồi, nhưng Foundation thì có lẽ hiếm người biết hơn, thế nên mình sẽ giới thiệu sơ qua chút. Foundation là một series 7 tiểu thuyết (gồm 1 trilogy gốc, 2 sequel, và 2 prequel), lấy bối cảnh một thế giới tương lai, khi loài người đã xây dựng được một đế chế vũ trụ vô tiền khoáng hậu, với lãnh thổ bao trùm hàng trăm ngàn hành tinh khác nhau. Đế chế đã tồn tại được cả ngàn năm rồi, và đang trong một thời đại thái bình thịnh trị hứa hẹn sẽ kéo dài cả ngàn năm nữa. Tuy nhiên, Hari Seld

Telosa - một thành phố thiên đường nghe rất quen thuộc

 BioShock remaster xem chừng đồ họa đẹp phết, anh em ạ 🐧. Tech Billionaire Wants To Build Utopian City From Scratch In The US Tình hình là cách đây ít lâu, Marc Lore, cựu CEO của WalMart, đã thông báo về một dự án đầy tham vọng: xây dựng Telosa, một thành phố thiên đường kiểu mới. Theo mục tiêu hiện đề ra, Telosa sẽ được xây trên một vùng đất hoang nào đó ở Nevada, Utah, Idaho, Arizona, Texas, hoặc vùng Núi Appalachian. Thành phố sẽ có diện tích hơn 600 km vuông, và sẽ là nơi ở cho 5 triệu người (tức khoảng 8.333 người/km vuông, đặc gần gấp 4 lần mật độ dân số Hà Nội) thuộc đủ mọi sắc tộc và vùng miền văn hóa. Thành phố cũng sẽ rất đề cao tính bền vững, hướng tới mục tiêu hoạt động 100% bằng năng lượng tái tạo, và nước sẽ được lưu trữ, làm sạch và tái sử dụng ngay tại địa phương. Cơ mà đáng chú ý nhất là triết lý quản trị của nó. Thành phố này sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc gọi là Equitism, một phiên bản kết hợp giữa tư tưởng của nhà kinh tế Henry George và nhà văn Ayn Rand. Với Equ

ANNIVERSARY: sinh nhật của nữ văn sĩ Izumi Suzuki

 Hôm nay kỷ niệm 72 năm ngày sinh của một nữ nhà văn với số phận hẩm hiu của làng Sci Fi: Izumi Suzuki. Suzuki sinh ra ở Ito, Shizuoka trong thời kỳ Nhật Bản đang bị quân Đồng minh chiếm đóng, và sau đó trưởng thành trong những năm 1960, khi ma túy, nhạc rock & roll, và các cuộc biểu tình phản đối giới cầm quyền đang lan rộng khắp nơi. Cô sớm bộc lộ xu hướng ham thích nghệ thuật, và đã sáng tác một số tác phẩm để đăng lên các fanzine (tạp chí fan tự làm). Một trong số đó về sau đã được tạp chí văn học Shōsetsu Gendai vinh danh nhắc đến tên trong một cuộc thi mình tổ chức, trên danh nghĩa một ứng viên về nhì của hạng mục Giải thưởng Nhà văn mới. Sau khi tốt nghiệp, Suzuki vào làm tại Tòa thị chính Ito (giữ chức nhân viên điều hành máy bấm lỗ), nhưng chỉ một thời gian ngắn sau là đã chuyển đến Tokyo để theo đuổi nghệ thuật. Cô làm đủ thứ việc để trang trải cho cuộc sống, bao gồm nữ tiếp viên quán bar, nhà văn, diễn viên, người mẫu chụp ảnh,… Trong giai đoạn này, hoạt động nghệ thuật

Shamil, The Sabers of Paradise, và bóng dáng của nó trong Dune

 Ngày nay 224 năm trước, trong một gia đình Hồi giáo Avar tại ngôi làng nhỏ thuộc Gimry (ngày nay là Dagestan, Nga), một đứa bé sau này sẽ đi vào lịch sử thế giới đã ra đời: Shamil. Ban đầu Shamil có tên là Ali, nhưng sau một lần đổ bệnh thì đã thay tên theo tập tục địa phương. Bố của ông, Dengau, là một địa chủ, và chính bởi thế nên Shamil và người bạn thân của ông là Ghazi Mollah đã có cơ hội nghiên cứu nhiều môn học, trở thành một người có học vấn rất cao, được người dân kính trọng. Shamil lớn lên vào thời điểm Đế quốc Nga đang bành trướng vào các lãnh thổ của Đế chế Ottoman và Ba Tư. Nhiều quốc gia vùng Kavkaz đã đoàn kết lại để chống Nga, và cuộc xung đột giữa đôi bên về sau được gọi là Chiến tranh Kavkaz (1817-1864). Do Xa lộ Quân sự Gruzia ở khu vực trung tâm do Nga kiểm soát, thế nên cuộc chiến này bị xẻ đôi thành hai cuộc chiến nhỏ hơn, bao gồm Chiến tranh Nga-Circassia ở phía Tây và Chiến tranh Murid ở phía Đông. Quê của Shamil nằm ở mạn Đông, và vì thế mà lúc trưởng thành, ô

Schild’s Ladder và sự ám ảnh của Sci Fi với tương lai đen tối

 Sau mấy bữa tạm ngưng để chém linh tinh mấy thứ khác cho anh em đỡ bội thực Schild’s Ladder, giờ xin phép được quay lại tra tấn anh em với cái thanh niên này tiếp 🐧. Mặc dù mọi người an tâm, nó không đặc toán như mấy bài trước đâu 🐧. Trong Schild’s Ladder, bên cạnh khoa học được tận dụng hay ho, nó còn có mấy ý tưởng rất thú vị nữa. Một trong những ý tưởng đáng chú ý nhất của nó là cách nó châm biếm sự ám ảnh của con người với các tương lai đen tối, không tin vào một ngày mai tươi sáng thật sự. Cụ thể, trong truyện, ta có một nhóm người được gọi là anachronaut, có gốc gác từ tít thế kỷ 23. Vì Schild’s Ladder lấy bối cảnh là mấy chục ngàn năm trong tương lai, thế nên cái thế kỷ 23 ở đây cũng tương tự như thời Trung Cổ của ta vậy đó: hết sức xa xưa và lạc hậu. Đúng với bản chất “cổ lỗ” của mình, dân anachronaut được tô vẽ như những con người mang tư tưởng rất bảo thủ, dứt khoát không chịu chuyển đổi bản thân thành các máy tính lượng tử như toàn thể nền văn minh nhân loại đã làm, mà th