Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một thử nghiệm phối hợp tác chiến với rôbốt của Quân đội Mỹ

 Sau khi được ứng dụng để chăn cừu và nhắc nhở người dân duy trì khoảng cách giữa mùa dịch bệnh, chó rôbốt giờ còn đã lấn sân sang cả mảng quân đội. Cụ thể là trong một đợt diễn tập gần đây, quân đội Mỹ đã triển khai thử nghiệm Hệ thống Quản lý Trận chiến Cao cấp (ABMS) , một hệ thống mạng thu thập, xử lý và chia sẻ dữ liệu giữa các lực lượng tham chiến trong thời gian thực. Cuộc diễn tập có quy mô khá lớn, với sự tham gia của 65 biệt đội thuộc đủ mọi quân chủng, tổ chức tại 35 cơ sở quân sự biệt lập đặt tại 30 vị trí địa lý khác nhau. Đáng chú ý là tham gia cuộc diễn tập còn có một số con rôbốt bốn chân (hay như dân tình vẫn hay gọi là chó rôbốt) do công ty Ghost Robotics phát triển. Chúng nó giữ nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài tại Căn cứ Không quân Nellis, đồng thời góp phần cung cấp dữ liệu cho mạng ABMS. Trông cảnh mấy con này cuối cùng cũng được triển khai để phục vụ mục đích quân sự, giữa bối cảnh Mỹ đang chìm trong biển lửa và biến động mà mình lại nhớ đến hồi kết cuốn tiểu thuyết Fa

Một quảng cáo đậm chất 1984 đến từ Fortnite

 Có vẻ 2020 cần được đổi tên thành 1984, bởi lẽ có nhiều chuyện xảy ra liên quan đến nó cả trực tiếp lẫn gián tiếp quá 🐧. Trước tiên, một tí thông tin nền. Hồi năm 1984, Apple đã cho phát sóng một mẩu quảng cáo lấy cảm hứng từ 1984. Trong mẩu quảng cáo này, ta có một bối cảnh Dystopia đen tối với hàng loạt người đứng lắng nghe một phiên bản Big Brother tuyên truyền về việc toàn bộ người dân sắp sửa mang một tư tưởng đồng nhất, và sẽ không ai còn suy nghĩ “lệch chuẩn” được nữa. Đúng lúc bài phát biểu đang lên cao trào thì một cô vận động viên chạy vào trong phòng, và quẳng một cái búa tạ đập nát màn hình. Thế rồi mẩu quảng cáo kết lại với dòng chữ: "Vào ngày 24 tháng 1, Apple Computer sẽ ra mắt Macintosh. Và bạn sẽ hiểu tại sao năm 1984 sẽ không giống 1984." Mẩu quảng cáo này có hai tầng nghĩa. Một là lúc bấy giờ, máy tính thường chủ yếu dành cho các tập đoàn lớn và chính phủ, và thứ công cụ mạnh mẽ này cho phép mấy bro này nắm rõ mọi thứ về khách hàng và người dân. Với Macin

Nestlé, Nhật Bản, và tầm quan trọng của việc tuyên truyền Sci Fi từ sớm

 Trong bài share clip của Daniel Greene hôm qua, mình có nhắc đến chuyện bro này giống mình ở nhiều mặt, chỉ có điều đ̶ẹ̶p̶ ̶t̶r̶a̶i̶ ̶h̶ơ̶n̶  ngả hẳn sang Fantasy thay vì Sci Fi vì hồi nhỏ bị The Wheel of Time thay vì Animorphs đầu độc. Điều này làm mình nhớ đến một câu chuyện về Nestlé mà hồi trước từng đọc. How Nestlé Conquered Japan With The Greatest Tactic Khoảng giai đoạn thập niên 1960, dân Nhật ngày một trở nên quan tâm đến văn hóa cũng như các sản phẩm của phương Tây hơn. Nắm bắt được tình hình này, Nestlé dự tính sẽ giới thiệu một trong những sản phẩm đậm chất phương Tây vào thị trường Nhật: cà phê. Để chuẩn bị, Nestlé đầu tư triển khai hàng loạt nghiên cứu kỹ lưỡng. Kết quả thu về được rất khả quan: dân Nhật ở gần như mọi lứa tuổi đều rất thích vị cà phê, và nó hứa hẹn sẽ bán rất chạy. Hí hửng, Nestlé dồn vốn nhồi cà phê lên kệ mọi cửa hàng tạp hóa ở Nhật và quảng cáo rầm trời. Và sau đó… Không có gì xảy ra cả. Theo đúng nghĩa đen 🐧. Bất chấp những gì mọi nghiên cứu dự báo,

Daniel Greene, Móng Vuốt Quạ Đen, và lý do mình gần như không bao giờ review truyện YA

Cái clip về Fantasy của Daniel Greene hôm qua làm mình nhớ lại cái review quyển Móng Vuốt Quạ Đen của Leigh Bardugo mà bro này từng thực hiện. Thật đáng tiếc là hôm đăng cái bài về YA sau khi đọc quyển The Deep không nhớ ra nó luôn, bởi đây là bằng chứng rất sinh động cho nó. Trong trường hợp anh em chưa biết, Móng Vuốt Quạ Đen là một bộ Fantasy dành cho tầm tuổi YA (tuổi teen và tầm đầu 20). Bản thân mình chưa đọc bộ này, nhưng trông cách nó được tung hê thì có vẻ rất nhiều người thấy nó hay. Nhưng Daniel không nằm trong số đó 🐧. Thanh niên này không thích YA cho lắm, và đã từng làm clip bàn về những điểm của YA mà mình thấy không ưng. Tuy nhiên, vì được cộng đồng fan liên tục chào mồi bộ Móng Vuốt Quạ Đen, bảo là đọc vào thì sẽ đổi quan điểm ngay, Daniel  đã quyết định đọc thử. Mấy hôm sau thì cái clip này xuất hiện. Và anh em đoán thử xem một cái clip với khoảng 1/3 thời lượng chỉ toàn rào trước đón sau thì sẽ là tích cực hay tiêu cực 🐧? Tình cờ thì bro này lại bằng đúng tuổi mình

Một điều cần nhớ về nhân vật trong các tác phẩm YA

 Cái bài review về The Deep hôm qua làm mình nhớ lại một cái thớt từng được đăng trên Reddit, bàn về một khía cạnh của các tác phẩm YA (truyện cho tuổi teen) mà thiên hạ rất hay chê: nhân vật của nó. Friendly reminder that YA books are for teenagers. Cụ thể thì bạn chủ cái thớt này lúc bấy giờ vừa mới đọc xong một cuốn YA Fantasy, và sau đó đi lướt qua review thì thấy rất nhiều người chê quyển đấy. Không phải chê vì cốt hay giọng văn, mà là chê vì họ thấy rất khó chịu với các nhân vật, bảo rằng nhân vật trong này hành động toàn như mấy đứa trẻ trâu 15, 16 tuổi. Mặc dù nhân vật trong truyện đúng là ở cái tuổi đấy thật 🐧. Đồng chí chủ thớt nhắc nhở rằng YA là truyện viết cho teen, với nhân vật là teen, thế nên đoán thử xem các nhân vật sẽ hành xử giống như ai?  Teen. Qủa là một cái plot twist không ai ngờ 🐧. Chính thế nên mặc dù không ai cấm người lớn đọc truyện YA cả, nhưng một khi đã sờ vào một quyển YA thì phải nhớ rõ mình đang bước chân vào thị trường nào. Nếu đọc truyện teen mà kỳ

Lawrence xứ Ả Rập - một nguồn cảm hứng tiềm tàng của Dune

 Trong bài về Imam Shamil bữa trước, mình có nhắc đến việc cuộc đời cũng như cuộc cách mạng ông anh từng lãnh đạo đã trở thành một đề tài chủ chốt của cuốn tiểu thuyết The Sabres of Paradise, và từ đó mà đã gián tiếp giúp cho Dune được ra đời. Tuy nhiên, Imam Shamil không phải là người duy nhất đã giúp định hình Dune. Cội gốc của Dune còn có thể được truy ngược về một nhân vật khác nữa: Lawrence xứ Ả Rập. Lawrence xứ Ả Rập tên thật là Thomas Edward Lawrence (hay còn được gọi tắt là T. E. Lawrence). Ông là con ngoài giá thú của một nhà quý tộc Anh-Ireland, và từng có một thời gian làm việc cho Bảo tàng Anh trên cương vị một nhà khảo cổ học, chủ yếu công tác tại Carchemish (một cố đô quan trọng ở phía Bắc Syria). Thế rồi đến năm 1914 Thế Chiến I bùng nổ, và Lawrence tình nguyện gia nhập Quân đội Anh, chuyển đến đóng quân tại đơn vị tình báo của Cục Ả Rập (thành lập năm 1916) ở Ai Cập. Năm 1916, ông đến Lưỡng Hà và đến Ả Rập để làm nhiệm vụ tình báo và nhanh chóng tham gia vào Cuộc nổi dậ

Rôbốt chó ứng dụng trong chăn cừu ở New Zealand

 Anh em nhà ta hẳn cũng đã khá quen thuộc với mấy con chó rôbốt (rôbốt mang dạng chó, không phải rôbốt sống chó nhé 🐧 ) do Boston Dynamics sản xuất rồi, đặc biệt vì nó đã được sử dụng làm cơ sở cho tập phim Metalhead của series Black Mirror. Từ trước đến nay thì đã nhiều lần đám chó này xuất hiện trên mặt báo, phô diễn khả năng tự động dò đường, xác định chướng ngại vật, và mở cửa khóa của mình. Tuy nhiên, chúng nó mới chủ yếu xuất hiện qua các thước phim thí nghiệm tại cơ sở sản xuất của Boston Dynamics chứ chưa thấy được đem ứng dụng vào thực tiễn mấy. Nhưng mà điều ấy đang dần thay đổi. Hiện tại đám chó này đang được một công ty lập trình ở New Zealand có tên Rocos “huấn luyện” để thay thế con người đi chăn gia súc, cụ thể là chăn cừu. Như anh em có thể thấy trong clip, đám chó hoạt động khá là hiệu quả, bất chấp vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Rocos hy vọng nó sẽ có thể giúp giải quyết vấn đề thiếu nhân sự trong lĩnh vực nông nghiệp của New Zealand. Bên cạnh New Zealand thì n