Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đề tài chỉ trích thực sự của Tender Is the Flesh

 Trong lúc đang cố quên đi cái truyện Tender Is The Meat để có thể quay về ăn thịt như cũ, nay lại thấy Thằn Lằn Vương sút bài này lên feed. Thằng bợm này quả là người anh em tốt mà 🐧. Cơ mà có cái ảnh này kể cũng hay, bởi vì nó là một minh họa rất sinh động cho cái vấn đề thực sự mà Tender Is the Flesh muốn bàn đến. Cụ thể hơn, Tender Is the Flesh thực chất không phải là một quyển truyện bàn về đề tài ăn thịt người, mà nó là một cuốn sách chỉ trích cái ngành chăn nuôi hiện đại. Truyện để cho con người vào vai gia súc không phải vì muốn làm chúng ta phải nôn nao trong dạ khi thấy có kẻ phạm vào một điều hết sức cấm kỵ, ấy là ăn thịt đồng loại, mà nó chỉ đơn thuần muốn ta buộc phải tự đặt mình vào địa vị mọi con lợn con bò đang bị nuôi trong các trại giết mổ, và nghĩ đến việc ta mà bị đối xử như chúng nó thì sẽ thế nào. Nhờ cho chúng ta đảo vai như thế, Tender Is the Flesh đã có thể khơi dậy một phản ứng mạnh mẽ hơn hẳn phần đông các câu chuyện về ăn thịt người khác. Dù cái viễn cảnh t

Review Tender Is the Flesh của Agustina Bazterrica

 🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑🌑 7.0/10 TL;DR Tuyên truyền của PETA. Nhưng mà hay hơn dự kiến. GIỚI THIỆU CHUNG Tender Is the Flesh là một cuốn tiểu thuyết Dystopia của một nữ nhà văn người Argentina tên Agustina Bazterrica. Truyện gốc có tên Cadáver Exquisito, được xuất bản ở Argentina vào năm 2017, và sau đó đã được trao tặng giải thưởng Premio Clarín de Novela, một trong những giải thưởng dành cho các tác phẩm văn học bằng tiếng Tây Ban Nha danh tiếng nhất khu vực Mỹ Latinh. Sau một thời gian làm mưa làm gió ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha, đến năm 2020, truyện đã được dịch sang tiếng Anh với cái tên như đã nói. Tender Is the Flesh lấy bối cảnh là một tương lai bất định nào đấy, không quá gần những cũng chẳng quá xa. Lúc bấy giờ, quá tải dân số đang dần trở thành một vấn đề không thể ngó lơ. Các nguồn tài nguyên ngày một trở nên cạn kiệt, tỷ lệ đói nghèo cứ thế gia tăng, và khắp nơi trên thế giới, liên tục xảy ra những vụ bạo loạn vì thiếu đất ở. Trái Đất đang trở thành một cái nồi hơi, có th

Số phận hẩm hiu của Hạ Phàm và Chim Nhại, cũng như sự tương đồng giữa chúng và Blade Runner

 Mãi tận hôm nay mới thấy thanh niên Kim Đồng có một bài giới thiệu về mấy cuốn Sci Fi của Walter Tevis (với 1 thằng văn học thường lẫn vào). Phải công nhận cái bên này phũ với hai thằng đấy thật, ra được mấy tháng rồi mới chịu lên hộ cho một bài giới thiệu chính thức, mà đã thế lại còn khá sơ sài nữa chứ. Làm vậy thì khác nào bóp chết bọn nó đâu? “Gambit Hậu, Chim Nhại và Hạ Phàm” Cơ mà nói đi thì cũng phải nói lại, ngay cả khi Kim Đồng có thúc 2 thằng này mạnh hơn, chúng nó cũng chưa chắc đã thành công được, bởi vì lũ này hơi bị "Blade Runner." Cụ thể hơn, cái chết đầu tiên của 2 quyển Hạ Phàm với Chim Nhại này là bọn nó có một cái phong cách không hẳn là dễ hút đối với đại chúng. Bọn nó văn vẻ chiêm nghiệm triết lý nhiều, và mang sắc u tối trầm uất, nhưng lại không phải trầm uất theo kiểu dễ ăn tiền như Cây Cam Ngọt Của Tôi hay gì đó tương tự. Điều này cũng giống với Blade Runner, một cái phim trầm lắng và chậm rãi, chỉ hợp gu một bộ phận nhất định chứ không có sức hút đại

Sách Sáng Thế, kiểm tra đạo văn, và một truyện ngắn của Isaac Asimov

 Bữa nay mới được một bạn share cho cái ảnh này, chụp cảnh một công cụ kiểm tra nguồn văn bản được nạp cho đoạn đầu của Sách Sáng Thế, và đã lập tức rút ra kết luận rằng đây là hàng do AI viết 100%. Có vẻ là chúng ta nên quên đi thuyết Big Bang, và bắt đầu chuyển sang công nhận thuyết Multivac là lý giải phù hợp nhất cho cội nguồn vũ trụ được rồi đấy 🐧. Trong trường hợp có anh em nào không hiểu thuyết Multivac là cái gì, thì cái này khởi nguồn từ một mẩu truyện ngắn hồi thập niên 50 của Isaac Asimov, có tên là The Last Question. Truyện chỉ có một đoạn ngắn cũn, thế nên mình rất khuyên anh em là thay vì đọc tiếp cái bài này, hãy thử tìm đọc bản thân cái truyện để hiểu rõ hơn về cái thuyết đấy nhé. Con anh em nào cần một phiên bản tóm tắt đơn giản thì trong cái truyện này, thế giới đã phát triển được một siêu máy tính có tên là Multivac. Nếu được nạp cho đủ dữ liệu đầu vào cần thiết, cái máy tính này sẽ có thể trả lời được bất cứ câu gì mọi người nêu lên. Anh em cứ tưởng tượng Multivac

Thoát ly thực tế - một thứ hay bị lầm tưởng là điểm yếu của SFF

 Vừa mới bắt đầu tuần làm việc thôi mà đã được thằng Mắc quẳng cho cái hình vào mặt. Động viên hữu ích ghê 🐧. Trông vào cái hình này mà lại nhớ đến một thanh niên tên là Ursula K. LeGuin. Bà này hồi nhỏ không ưng Sci Fi, và thậm chí còn coi khinh nó là thứ văn phế phẩm. Nhưng sau này, khi đọc đến các tác phẩm của Theodore Sturgeon và Cordwainer Smith, 2 tác giả Sci Fi hoạt động mạnh trong thập niên 40 và 50, LeGuin đã thay đổi quan điểm về cái dòng này. Trên thực tế, lúc lớn lên, LeGuin còn nhảy thẳng vào sáng tác Sci Fi, trở thành một trong những nhân vật nổi trội nhất của dòng, và không ngừng đả kích những quan điểm hẹp hòi và đầy định kiến về Sci Fi của cả những người ở trong lẫn ngoài dòng. Hẳn đến đây, sẽ có một số anh em nghĩ rằng, "Ok, cái bà LeGuin này nghe hay đấy, nhưng bà ta liên quan gì đến cái hình bên dưới vậy kìa?" À thì, cái ảnh bên dưới động đến một trong những cái thú vị của các tác phẩm Sci Fi/Fantasy: chúng nó có thể cho phép con người thoát ly thực tại m

Ở Xứ Cỏ Rậm vs Dark Matter (hiệp 2): triển khai Infodump ra sao mới hợp lý

 Trong một bài bữa trước, mình có đem Ở Xứ Cỏ Rậm ra so sánh với Dark Matter, và bảo phần đầu của nó ăn được phần đầu của Dark Matter vì rất biết cách giảm thiểu ảnh hưởng của việc bị spoil mất bí mật chủ chốt. Tuy nhiên, sang đến phần sau thì hai thằng nhìn chung ngang tài ngang sức hơn, với một số mặt thì Ở Xứ Cỏ Rậm còn thua thấy rõ. Trong số những mặt Ở Xứ Cỏ Rậm bị lép vế, nổi trội nhất là cách nó làm Infodump. Về cái Infodump thì mình từng làm một bài riêng rồi, anh em nào quan tâm có thể tham khảo ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/08/infodump-cac-cuc-thong-tin-ngon-ngon.html . Nhưng nói vắn tắt thì Infodump là việc tác giả quăng nguyên một “cục” thông tin vào mặt độc giả. Hầu như mọi tác phẩm trên đời đều có thể dính phải Infodump, nhưng cái vấn đề này đặc biệt nổi cộm trong SFF, bởi lẽ các tác phẩm trong dòng này hay phải cập nhật người đọc về những thứ chúng nó chém ra, nhất là những thứ liên quan đến lịch sử thế giới hoặc kiến thức khoa học. Cũng như nhiều tác phẩ

Ở Xứ Cỏ Rậm vs Dark Matter: làm sao để duy trì sự hứng thú khi bí ẩn chính đã bị lộ

 Trong cái bài review về Ở Xứ Cỏ Rậm tối qua, mình có đề cập đến việc ở 1/3 đầu, truyện đã bị bản thân tự đấm cho tơi bời. Nguyên nhân là cái bí ẩn trọng tâm của nó (việc đã có một người bị thu nhỏ và viết ra những bức thư bé li ti) đã bị tất cả mọi yếu tố khác của quyển truyện làm lộ rõ ngay từ đầu. Vụ đó làm mình nhớ đến một cuốn Sci Fi khác, cũng có cái kiểu tự đái vào chân như thế, ấy là Dark Matter. Phòng trường hợp có anh em nào chưa biết, Dark Matter là một cuốn Techno-thriller do Blake Crouch sáng tác, xuất bản hồi năm 2016. Tác phẩm kể về một anh giáo sư vật lý tại một đại học vô danh tiểu tốt, một tối nọ bỗng dưng bị kẻ lạ bắt cóc, và thấy cuộc đời mình bị đảo lộn hoàn toàn. Truyện theo chân ông anh trong quá trình thanh niên điều tra xem vì đâu tai ách này lại giáng xuống đầu mình, đồng thời phải tìm cách quay giành lại cuộc sống cũ. Anh em nào muốn biết cụ thể hơn thì có thể tham khảo review chi tiết về truyện bên dưới. Review Người Chạy Xuyên Không Gian của Blake Crouch Cũ