Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một sự thật thú vị về tỷ lệ giới tính trong các câu lạc bộ văn học

 Bữa nay trong lúc lượn reddit, mình có tình cờ vớ được một cái thớt thú vị trong r/books, một diễn đàn chuyên về đọc sách nói chung. Thớt đấy xoay quanh một thanh niên giãi bày về việc mình từng thử tham gia mấy câu lạc bộ đọc sách offline, nhưng gần như chẳng lần nào có một trải nghiệm ra hồn. Hoặc là ông anh không tìm được câu lạc bộ nào cho mình nhập hội, hoặc nếu có gia nhập được thì cũng chẳng biết phải tham gia bàn luận như thế nào. Cái đáng chú ý ở thớt này là việc đồng chí chủ thớt đã bảo ông anh phải tìm kiếm khá chật vật mới bới ra được một câu lạc bộ cho phép nam giới tham gia. Điều này cho thấy các hội nhóm sinh hoạt kiểu này chủ yếu chỉ toàn phụ nữ, trong khi đàn ông con giai chỉ chiếm phần thiểu số, hay thậm chí còn không tồn tại. Chạy xuống phần comment thì thấy đây không phải là một trường hợp cá biệt gì hết. Tiêu biểu có một đồng chí thủ thư bảo rằng mình từng tổ chức một câu lạc bộ đọc sách, và dù không quy định gì về giới tính hay tuổi tác, thành viên đến tham dự ch

Từ Roadside Picnic, ngẫm về thị phần Sci Fi Nga tại Việt Nam

 Bữa nay vừa thấy bên Folio Society share một ấn bản rất đẹp của Roadside Picnic này anh em. Nhìn vào đây mà lại nhớ đâu tầm mấy chục năm trước, bên nhà ta chơi đồ Nga rất nhiều. Trông vào mấy quyển sách cũ thời đấy thì tỉ lệ Sci Fi đến từ các tác giả trong Khối Xô Viết khá ngang hàng với Sci Fi từ các nguồn phương Tây khác. Thậm chí còn có mấy quyển tuyển tập truyện Sci Fi ngắn phương Tây không liên quan đến Liên Xô trông cũng giống chạy từ đường Xô Viết vào chứ không phải đi thẳng từ nước gốc sang (tỉ như cái quyển Tội ác giả tưởng hồi trước mình review chứa đầy truyện tác giả Mỹ với Tây Âu đấy, nhưng danh sách truyện của nó lại giống với một tuyển tập Xô Viết tên là Дорога воспоминаний đến đáng ngờ). Nay thì các nhà văn Nga trong thị trường Sci Fi tại Việt Nam gần như vắng bóng hoàn toàn. Nhìn chung các quyển Sci Fi chúng ta thấy được xuất bản trong giai đoạn gần đây chủ yếu toàn là hàng Âu Mỹ, còn Nga thì họa hoằn lắm mới thấy một hai quyển gì đó của Alexander Belyaev hay Yevgeny Z

Gormenghast - một tác phẩm "phản Tolkien" đúng nghĩa

 Cái series Gormenghast mà mình review bữa trước kỳ thực đã được mình đọc xong từ rất lâu rồi, đâu tầm giữa năm ngoái kia. Nhưng mà từ đó đến giờ bận với lười quá (chủ yếu là lười 🐧 ), thành ra mãi không viết review gì cả. Có điều tầm cách đây mấy hôm, mình đã vô tình có lại động lực để lôi series kia ra bàn. Động lực đó đến từ một cái comment reddit như bên dưới. Gốc thì cái comment này nằm trong một thớt meme về J. K. Wokeling, với trọng tâm là ca ngợi cái series Harry Potter của bà chị. Tuy nhiên, thứ thu hút sự chú ý của mình lại không phải là cái ý chính của comment, mà là cái câu trích được nêu ra để giúp minh họa cho cái luận điểm chính. Cụ thể, nó là một nhận xét Terry Pratchett từng viết về Tolkien hồi cuối thập niên 90, trong một bài luận có tiêu đề Magic Kingdoms (gốc đăng trên The Sunday Times, sau này được tổng hợp trong một cuốn tuyển tập với tựa A Slip of the Keyboard). Nội dung của nó là thế này: “J. R. R. Tolkien đã trở thành cả một ngọn núi, xuất hiện trong mọi tác p

Review series Gormenghast của Mervyn Peake

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Alice in Wonderland, viết bởi Edgar Allan Poe được Charles Dickens nhập hồn. GIỚI THIỆU CHUNG Gormenghast là một bộ truyện do Mervyn Peake sáng tác trong giai đoạn 1946-1959, và có một vị trí khá đặc biệt trong mảng SFF. Bộ truyện ra đời loanh quanh giai đoạn Lord of the Rings ra mắt (The Fellowship of the Ring lần đầu xuất bản năm 1954), và từng được hay danh nhiều gần ngang ngửa Lord of the Rings, nhưng ngày nay thì gần như biệt tăm trong tâm trí đại chúng. Dẫu thế, Gormenghast vẫn có một sức ảnh hưởng ngầm rất lớn, khai mở ra nguyên một nhánh Fantasy mới với tên gọi Fantasy of Manner, và hàng loạt gương mặt nổi trội của SFF thời nay, chẳng hạn như Michael Moorcock, Ursula Le Guin, Neil Gaiman, China Mieville, George R. R. Martin, Terry Pratchett, Gene Wolfe, Philip Pullman, Jeff VanderMeer,… đã hoặc công nhận mình chịu ảnh hưởng từ series đấy, hoặc để nó thấp thoáng xuất hiện trong các tác phẩm của bản thân. Chính bởi vậy, Gormenghast thỉn

Hóa thân - một tập truyện cũ của "Ray Biết Bơi"

 Bữa nay mình mới thấy một bên rao bán một tuyển tập Sci Fi cũ, bao gồm các truyện của Ray Bradbury này anh em. xin mời lựa sách. Cái quyển này thực chất không phải là một tuyển tập cụ thể nào của Bradbury cả, mà nó bốc random truyện ngắn của ông cụ để nhồi vào một chỗ. Tuyển tập gồm ba truyện cả thảy, lần lượt là: The Earth Men: một truyện ngắn gốc xuất bản năm 1948 trên tạp chí Thrilling Wonder Stories, về sau được gộp vào tuyển tập The Martian Chronicles. Truyện kể về cuộc đụng độ giữa một đoàn thám hiểm Trái Đất và người dân Sao Hỏa. Chrysalis: một truyện ngắn gốc xuất bản năm 1946 trên tạp chí Amazing Stories, về sau được gộp vào tuyển tập S Is for Space. Truyện kể về một người đàn ông rơi vào trạng thái thực vật và những chiêm nghiệm về tiềm năng của người đấy. I Sing the Body Electric!: một truyện ngắn gốc xuất bản năm 1969 trên tạp chí McCall's (chuyển thể từ kịch bản do Bradbury viết cho tập phim cùng tên của series The Twilight Zone, lên sóng trước đó gần chục năm), về sa

Trailer cho Tu viện cây cam của Bestbooks

 Ban nãy vừa thấy một bên tung trailer cho một cặp đôi tiểu thuyết Fantasy mới, cuối tháng 4 sẽ phát hành này anh em. Cá nhân mình thì chưa đọc 2 cái quyển này bao giờ, nhưng cũng biết qua qua một tí về nó, vì đâu tầm 2019, thằng này cũng khá nổi. Nó gốc chỉ là một cuốn thôi, có tên là The Priory of the Orange Tree (POT), nhưng chắc gần 900 trang mà đem in thì tởm quá nên được nhà sách người ta chẻ đôi ra cho dễ bán. POT thuộc thể loại Epic Fantasy, với bối cảnh là một thế giới cận đại, và có hai nền văn minh chủ chốt nằm ở hai bên Đông và Tây. Hai bên này khác nhau về nhiều thứ, trong đấy có một cái đáng chú ý là một bên thì tôn thờ rồng như thánh thần, một bên thì hãi sợ rồng như quỷ dữ. Trong lúc câu chuyện diễn ra, có một con rồng đại ác đang sắp sửa tái xuất hiện để hủy diệt thế giới, và các bên sẽ phải tìm cách gác những xích mích với bất đồng lại để hiệp lực đập con rồng đó. Như tìm hiểu một vòng các nhận xét của độc giả trên Goodreads thì POT sẽ hơi giống Wheel of Time (WoT) ph

Từ tranh của Sam Deacon, ngẫm về tiềm năng của một vũ trụ cổ tích steampunk

 Bữa nay vì có tí việc phải tra cứu về steampunk hơi nhiều, thế nên lúc mở lại Facebook lướt thì thứ đầu tiên đập vào mặt là bài của một bro tên Sam Deacon (page thanh niên đó ở đây: https://www.facebook.com/SamDeaconArt ), khoe một loạt hình ngựa nghẽo vẽ theo kiểu Steampunk như bên dưới. Nhìn hay phết. Lúc trông vào mấy cái hình này, bên cạnh việc thấy ấn tượng với chúng nó ra, mình còn sực nảy ra một ý tưởng: đây có khi sẽ là tiền đề cho một phiên bản tái hình dung truyền thuyết Thánh Gióng rất thú vị đấy chứ chẳng đùa đâu. Từ trước đến giờ, cũng đã thỉnh thoảng có mấy ý tưởng chém Thánh Gióng thành một dạng tác phẩm Sci Fi trôi nổi trên mạng. Như mình nhớ thì hình như từng có ai chém truyện với Thánh Gióng là lính xe tăng hiện đại vô tình bị tống ngược về thời Hùng Vương, và có một họa sĩ nào đó từng vẽ Thánh Gióng thành một dạng Tetsuo cưỡi xe máy Cyberpunk. Cơ mà tính đến nay hình như chưa có ai biến tấu cái truyền thuyết đấy thành một câu chuyện với bối cảnh Steampunk cả. Dẫu th