Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

DART - một thí nghiệm bảo vệ hành tinh khỏi thiên thạch của NASA

 NASA hiện đang triển khai bước đầu tiên trong một dự án rất thú vị này anh em: dùng tên lửa bảo vệ hành tinh khỏi thiên thạch. NASA will launch mission to crash into a near-Earth asteroid to try to change its motion in space Cụ thể thì đến tháng 9 năm sau, Trái Đất sẽ bị một cặp “anh em” phóng tạt qua khá gần, tên là Didymos và Dimorphos (Didymos là một tiểu hành tinh, còn Dimorphos là vệ tinh tự nhiên của Didymos). Theo dự kiến, chúng nó sẽ phóng rất sát Trái Đất, chỉ cách ta có 11 triệu km. Nghe thì có vẻ xa tít mù đấy, nhưng một vật thể chỉ cần có khoảng cách giao điểm quỹ đạo tối thiểu đối với Trái Đất nhỏ hơn 1,3 AU (tầm 195 triệu km) là đủ để tính là vật thể gần Trái Đất, và nếu khoảnh cách giữa nó với Trái Đất mà chạm ngưỡng 0,05 AU (7,5 triệu km) thì sẽ bị coi là vật thể có khả năng gây nguy hiểm (tức PHO, viết tắt của Potentially Hazardous Object). Nói cách khác, Didymos và Dimorphos dù chưa đến mức đáng ngại, chúng nó cũng mon men khá sát ngưỡng PHO rồi. Tận dụng thời cơ này

Weep for Manetheren - một kho tàng lore giàu có của The Wheel of Time, nhưng đã bị Amazon bỏ phí

 Bữa nay mình mới vớ được một cái clip khá hay, cover lại Weep for Manetheren, một bài hát vốn xuất hiện trong bản chuyển thể series The Wheel of Time do Amazon thực hiện. Vậy là chí ít, cái bộ phim củ lờ đấy của Dép Trọc vẫn cống hiến được một thứ tử tế cho đời 🐧. Nghiêm túc mà nói, khi nghe cái bài hát này, mình không khỏi thấy tiếc trước cái cách đám đệ nhà Jeff phí phạm nguyên cả một nguồn tài nguyên rất dồi dào. Wheel of Time là cả một cái vựa lore khổng lồ, nếu biết khai thác thì dư sức bôi ra ba, bốn season cũng không hết. Ví dụ chẳng cần nhìn đâu xa, anh em chỉ cần ngó vào cái bài Weep for Manetheren này thôi là đủ rồi. Trong trường hợp mọi người chưa biết, Weep for Manetheren là một bài ca khóc thương cho Manetheren, một quốc gia hình thành trong Kỷ nguyên Ba, sau khi thế giới đã trải qua một sự kiện tận thế gọi là Cuộc phá tan Thế giới. Để đảm bảo sự tồn vong của mình, một nhóm mười tiểu quốc đã liên minh lại với nhau, ký kết một hiệp ước phòng thủ chung có tên Hiệp ước Mười

Mượn tên H. G. Wells để đặt cho tàu vũ trụ - một nước đi nực cười của Jeff Bezos

 Mấy hôm trước vừa làm vài bài về Wells và thế giới quan của ông cụ xong, nay lại bắt được cái bài này. Quả là hợp lý mà <("). Does Jeff Bezos Know His Space Capsule Is Named After A Socialist? Số là đâu tầm mấy tuần trước, Blue Origin, một công ty hàng không vũ trụ tư nhân do Jeff Bezos (CEO Amazon) thành lập, có triển khai một vụ phóng tên lửa tái sử dụng. Trong vụ phóng lần này, tên lửa của Dép Trọc chở theo một khoang tàu vũ trụ mang tên RSS H G Wells, lấy theo tên một trong những tác giả lẫy lừng nhất trong dòng Sci Fi. Cái tên đó kể cũng khá hợp, bởi vì Wells từng viết một cuốn có tên Tiên phong lên Mặt Trăng, kể về tham vọng khám phá không gian của con người. Nhưng vấn đề là cái tên đấy chỉ hợp nếu ta nhìn vào bề nổi của nó. Đầu tiên thì như mình đã nói trong cái bài giới thiệu về cái chuyên luận kiêm sách tuyên truyền The Open Conspiracy của Wells đấy (anh em nào chưa biết về nó thì tham khảo ở đây nhé: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/09/oi-net-ve-open-conspiracy

Đôi nét về cuốn Âm Mưu Công Khai của H. G. Wells

 Bữa nay mình mới bắt được một bài của bên Tao Đàn, thông báo rằng họ sắp sửa cho ra mắt Âm Mưu Công Khai (tức The Open Conspiracy), một cuốn sách triết lý kiêm tuyên truyền của H. G. Wells này anh em. The Open Conspiracy Wells thì hẳn cả nhà chẳng ai còn lạ mặt nữa rồi, vì thanh niên này là một trong những ông tổ của toàn dòng Sci Fi còn gì nữa. Cơ mà có lẽ sẽ không ít anh em biết rằng ngoài Sci Fi ra, ông cụ còn hoạt động chính trị cực mạnh, cho xuất bản nhiều tác phẩm chiêm nghiệm về những hình thái xã hội lý tưởng trong tương lai, và thường chúng mang đậm sắc thái xã hội chủ nghĩa. The Open Conspiracy là một tác phẩm như thế, tuyên truyền về một thế giới hoàn hảo trong tương lai theo quan điểm của Wells, bao gồm những thứ như cả thế giới nên được quy tụ lại dưới trướng một chính phủ tập trung và loại bỏ một số quyền sở hữu tư nhất định. Cái quyển The Open Conspiracy này chính ra là một tác phẩm phi hư cấu, giống với một chuyên luận dông dài hơn là một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, c

Sự tương đồng giữa vụ mắc kẹt của Curiousity và các truyện của Asimov

 Hôm nay vừa bắt được một bài thú vị về việc con rover Curiousity trên Sao Hỏa của NASA bị chết tắc do lỗi lập trình, và quan trọng nhất là nó cực kỳ giống với 2 viễn cảnh Isaac Asimov từng vẽ ra trong series truyện ngắn về rôbốt của mình. Glitch Puts NASA's Curiosity Mars Rover Out of Commission Cụ thể thì vì gửi máy móc tân tiến lên Sao Hỏa tốn cả đống thời gian và nguồn lực, hỏng phát thì xác định GG NO RE luôn. Thế nên NASA phải tìm mọi cách giữ cho những thứ trên đấy vận hành lâu hết mức có thể. Bởi vậy mà Curiousity được lập trình để luôn đối chiếu dữ liệu về cơ thể mình với dữ liệu về môi trường xung quanh, và sẽ không nhúc nhích trừ khi nó biết chắc rằng nếu đi/dịch kiểu này sẽ không khiến mình bị va quẹt gì nặng cả. Nhưng mà tuần trước, Curiousity vừa bị "choáng". Trong lúc thực hiện một nhiệm vụ NASA giao phó, nó để lạc mất phương hướng, và bây giờ không biết nhích nhích thì có gì nguy hiểm hay không, và đã giậm chân tại chỗ, về cơ bản là đơ cứng luôn. Và thật k

Một bản chuyển thể "tệ" của I, Robot

 Hôm nay trên feed youtube tự nhiên recommend cái clip này, và thế là nhớ lại một bộ phim Techno-Thriller/Sci Fi Noir khá hay từ chục năm trước, nhưng gần như đã bị quên lãng: I, Robot - bản "chuyển thể" của bộ tuyển tập truyện ngắn cùng tên của Asimov. Lý do mình để chữ "chuyển thể" trong ngoặc kép bởi vì dưới góc độ 1 tác phẩm chuyển thể thì cái phim này thực sự không ngửi nổi. Các nhân vật bị thay đổi quá nhiều so với nhân vật gốc, đến mức ngoài cái tên giống nhau ra thì gần như chẳng còn gì sót lại nữa. Thêm nữa, truyện lấy trọng điểm là 3 Định luật Rôbốt học và xoay quanh giải quyết các mâu thuẫn 3 Định luật ấy tạo ra, nhưng trong phim thì các Định luật trở thành 1 yếu tố nền cho một cốt truyện thiên về trinh thám Noir và technophobia nhiều hơn. Nói tóm lại, nó vứt bỏ 90% những gì làm nên tác phẩm gốc, và băm nát 10% còn lại Nhưng hồi cấp 1, lúc chưa biết đến Asimov xem phim này thì mình thấy nó rất hay. Cách đây mấy năm biết đến Asimov rồi xem lại vẫn thấy hay

Issac Asimov khi gặp phải "troll"

 Isaac Asimov là ai thì chắc mọi người cũng biết rồi. Với những bạn mới đến thì đây là 1 trong những cây đại thụ lớn nhất làng Sci Fi, đặc biệt nổi tiếng với 3 định luật về rôbốt.  Ông còn nổi danh là rất quan tâm đến bạn đọc, trả lời gần như tất cả những lá thư gửi đến (cả đời cầm bút ông nhận được khoảng 100,000 bức). Trong số các bức thư từng nhận được, đáng chú ý là thư của một anh sinh viên khoa văn. When an English Lit Major Tried to School Isaac Asimov Thanh niên này viện dẫn chuyện cứ mỗi lần con người tưởng mình hiểu về vũ trụ, chẳng hạn như "biết" rằng Mặt Trời quay quanh Trái Đất, hay "biết" Trái Đất là đĩa phẳng, thì về sau đều bị chứng minh là sai hết. Như vậy, kiến thức thực tại của chúng ta về vũ trụ chắc chắn về sau cũng sẽ bị chứng minh là sai. Sau đó anh ta nhắc đến câu trích của Socrates về việc người khôn là người chẳng biết gì cả để chửi xéo Asimov. Asimov trả lời lại với anh thanh niên rằng: "John này, lúc người ta tưởng Trái Đất là đĩa ph