Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Shamil, The Sabers of Paradise, và bóng dáng của nó trong Dune

 Ngày nay 224 năm trước, trong một gia đình Hồi giáo Avar tại ngôi làng nhỏ thuộc Gimry (ngày nay là Dagestan, Nga), một đứa bé sau này sẽ đi vào lịch sử thế giới đã ra đời: Shamil. Ban đầu Shamil có tên là Ali, nhưng sau một lần đổ bệnh thì đã thay tên theo tập tục địa phương. Bố của ông, Dengau, là một địa chủ, và chính bởi thế nên Shamil và người bạn thân của ông là Ghazi Mollah đã có cơ hội nghiên cứu nhiều môn học, trở thành một người có học vấn rất cao, được người dân kính trọng. Shamil lớn lên vào thời điểm Đế quốc Nga đang bành trướng vào các lãnh thổ của Đế chế Ottoman và Ba Tư. Nhiều quốc gia vùng Kavkaz đã đoàn kết lại để chống Nga, và cuộc xung đột giữa đôi bên về sau được gọi là Chiến tranh Kavkaz (1817-1864). Do Xa lộ Quân sự Gruzia ở khu vực trung tâm do Nga kiểm soát, thế nên cuộc chiến này bị xẻ đôi thành hai cuộc chiến nhỏ hơn, bao gồm Chiến tranh Nga-Circassia ở phía Tây và Chiến tranh Murid ở phía Đông. Quê của Shamil nằm ở mạn Đông, và vì thế mà lúc trưởng thành, ô

Schild’s Ladder và sự ám ảnh của Sci Fi với tương lai đen tối

 Sau mấy bữa tạm ngưng để chém linh tinh mấy thứ khác cho anh em đỡ bội thực Schild’s Ladder, giờ xin phép được quay lại tra tấn anh em với cái thanh niên này tiếp 🐧. Mặc dù mọi người an tâm, nó không đặc toán như mấy bài trước đâu 🐧. Trong Schild’s Ladder, bên cạnh khoa học được tận dụng hay ho, nó còn có mấy ý tưởng rất thú vị nữa. Một trong những ý tưởng đáng chú ý nhất của nó là cách nó châm biếm sự ám ảnh của con người với các tương lai đen tối, không tin vào một ngày mai tươi sáng thật sự. Cụ thể, trong truyện, ta có một nhóm người được gọi là anachronaut, có gốc gác từ tít thế kỷ 23. Vì Schild’s Ladder lấy bối cảnh là mấy chục ngàn năm trong tương lai, thế nên cái thế kỷ 23 ở đây cũng tương tự như thời Trung Cổ của ta vậy đó: hết sức xa xưa và lạc hậu. Đúng với bản chất “cổ lỗ” của mình, dân anachronaut được tô vẽ như những con người mang tư tưởng rất bảo thủ, dứt khoát không chịu chuyển đổi bản thân thành các máy tính lượng tử như toàn thể nền văn minh nhân loại đã làm, mà th

Một cái nhìn về cơ cấu nhân khẩu của group

 Bữa nay mới thấy bên group khác có đăng bài về cơ cấu nhân khẩu, và từ đấy có bàn loang ra thành một nhận định khá thú vị, ấy là trong các group sách chủ yếu toàn nữ áp đảo nam. Xét công bằng mà nói thì xem chừng bên Việt Nam, đúng là nữ thường chuộng đọc fiction hơn nam thật, nhưng vì cái thương hiệu "Sci Fi" hay bị gán là dòng có sức hút với nam hơn, mình tò mò vào ngó thử group chúng ta trông ra sao. Kết quả cũng không ngoài dự kiến 🐧 Mặc dù hơi dị một chỗ là trong cái group dương thịnh thế này, khoản tương tác lại do nữ cầm top server mới hài chứ 🐧.

PHONY-VERSARY: hiệp ước chấm dứt Chiến tranh Phương Bắc lần Hai được ký kết

 Ngày này 753 năm trước, một trong những hiệp ước quan trọng nhất lịch sử Lục Địa đã được ký kết giữa Đế chế Nilfgaard và các vương quốc phía Bắc, thiết lập một trật tự thế giới mới: Hiệp ước Hòa bình Cintra. Đế chế Nilfgaard (Ceas'raet theo tiếng Nilfgaard) là đế chế hùng mạnh nhất từng được nhân loại biết đến tính đến thời điểm đó. Nó nằm ở mạn phía Nam của Lục Địa, sở hữu cả một nền kinh tế hùng cường lẫn một quân đội rất đáng gờm, được chỉ đạo bởi các tướng lĩnh tài ba. Bất chấp đã nắm trong tay một vùng lãnh thổ rất rộng thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục, Đế chế vẫn không ngừng nhòm ngó đất đai những người láng giềng phương Bắc của mình, ấy là các vương quốc phía Bắc (hay còn được gọi là Bắc Quốc). Đây là một nhóm quốc gia ở phía Bắc Dãy Amell, với dân số chủ yếu là con người. Nó cũng có một lượng đáng kể người lùn, tiên, thần giữ của, và người tí hon cùng chung sống, nhưng bị coi như công dân hạng hai và phải chịu nhiều phân biệt đối xử. Nilfgaard và Bắc Quốc đã có mộ

Kính viễn vọng vô tuyến tại Đài thiên văn Arecibo vừa bị sụp đổ

 Cách đây mấy bữa, cộng đồng khoa học với làng Sci Fi vừa có một phen rúng động. Nguyên do là bởi một nhân vật đình đám từng thủ vai trong bộ phim Sci Fi Contact kinh điển cũng như từng đóng góp rất nhiều cho công cuộc khám phá vũ trụ vừa mới qua đời. Gut-wrenching footage documents Arecibo telescope’s collapse Nhân vật được nhắc đến ở đây là kính viễn vọng vô tuyến tại Đài thiên văn Arecibo, nằm ở Puerto Rico. Nó bao gồm một đĩa phản xạ hình cầu được xây trong một hố sụt tự nhiên, và treo lơ lửng cách đĩa phản xạ 150m là một bộ thu nhận sóng kèm thiết bị phát rađa. Suốt 53 năm liền, Arecibo giữ ngôi vị kính thiên văn một đĩa với khẩu độ lớn nhất thế giới, cho đến khi bị một kính viễn vọng với thiết kế tương tự mang tên FAST của Trung Quốc vượt mặt vào tháng 7/2016. Arecibo đã có rất nhiều đóng góp lớn cho thiên văn học vô tuyến, với tiêu biểu là góp phần ghi nhận một kiểu sao mới mà nay ta gọi là sao xung, giúp hai nhà khoa học Russell A. Hulse và Joseph H. Taylor Con đoạt giải Nobel

The Nature of Middle-earth - một cuốn sách mới về thế giới Trung Địa của J. R. R. Tolkien

 Sau khi Sci Fi vừa được thông báo sẽ series Dangerous Visions huyền thoại của Ellison sẽ được tiếp tục, đến lượt Fantasy cũng mới có tin một series (hay đúng hơn là thế giới) đình đám của mình sẽ được đón nhận thêm thành viên mới: The Nature of Middle-earth của J. R. R. Tolkien. The Tolkien Estate Will Release Unpublished Middle-earth Essays in The Nature of Middle-earth Cụ thể thì The Nature of Middle-earth sẽ bao gồm những bài luận chưa từng được xuất bản của Tolkien, biên tập lại cho hoàn thiện. Cuốn sách mang tính xây dựng thế giới gần như theo đúng nghĩa đen: nó sẽ đi sâu vào bàn về các loại động thực vật trong thế giới Middle-earth, các loại địa hình sông núi ở nơi đây, chưa kể còn bàn sâu hơn vào một số thứ khác, chạy từ vĩ mô như bản chất của các Valar (đại khái là một dạng thần linh trong thế giới này) với sự bất tử cũng như tái sinh của tiên cho đến những thứ lặt vặt như việc liệu tiên có… nuôi râu được không 🐧. Truyện dự kiến phát hành vào tháng 6 năm sau. Từ trước đến nay

Dự án xuất bản The Last Dangerous Visions - một huyền thoại của Sci Fi

 Nếu anh em nào đang nóng ruột trước cảnh đã gần chục cái đông trôi qua mà George R. R. Martin vẫn chưa kéo nổi một làn Gió Mùa nào về thì hãy dành thời gian ngó qua cái tin này để lấy lại tí lạc quan, vì ít nhất cái series ASOIAF nó cũng chưa đến nông nỗi thế này 🐧. Harlan Ellison's The Last Dangerous Visions may finally be published, after five-decade wait Cụ thể là trong giai đoạn cuối thập niên 60 - đầu 70, một tác giả Sci Fi có tên Harlan Ellison (nổi tiếng nhất với mẩu truyện ngắn I Have No Mouth, and I Must Scream) đã thực hiện một bộ tuyển tập có tên Dangerous Visions. Bộ tuyển tập bao gồm 33 truyện tất cả, được đóng góp bởi những cây bút lẫy lừng nhất của làng SFF lúc bấy giờ, chẳng hạn như Isaac Asimov, Lester del Rey, Philip K. Dick, Larry Niven, Roger Zelazny, Theodore Sturgeon, Poul Anderson,… Các truyện này đều là những thành phẩm của phong trào viết văn New Wave, bấy giờ đang rộ lên rất mạnh. Chúng được viết theo lối hết sức phá cách, mang tính thử nghiệm cao cả về