Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

The Nature of Middle-earth - một cuốn sách mới về thế giới Trung Địa của J. R. R. Tolkien

 Sau khi Sci Fi vừa được thông báo sẽ series Dangerous Visions huyền thoại của Ellison sẽ được tiếp tục, đến lượt Fantasy cũng mới có tin một series (hay đúng hơn là thế giới) đình đám của mình sẽ được đón nhận thêm thành viên mới: The Nature of Middle-earth của J. R. R. Tolkien. The Tolkien Estate Will Release Unpublished Middle-earth Essays in The Nature of Middle-earth Cụ thể thì The Nature of Middle-earth sẽ bao gồm những bài luận chưa từng được xuất bản của Tolkien, biên tập lại cho hoàn thiện. Cuốn sách mang tính xây dựng thế giới gần như theo đúng nghĩa đen: nó sẽ đi sâu vào bàn về các loại động thực vật trong thế giới Middle-earth, các loại địa hình sông núi ở nơi đây, chưa kể còn bàn sâu hơn vào một số thứ khác, chạy từ vĩ mô như bản chất của các Valar (đại khái là một dạng thần linh trong thế giới này) với sự bất tử cũng như tái sinh của tiên cho đến những thứ lặt vặt như việc liệu tiên có… nuôi râu được không 🐧. Truyện dự kiến phát hành vào tháng 6 năm sau. Từ trước đến nay

Dự án xuất bản The Last Dangerous Visions - một huyền thoại của Sci Fi

 Nếu anh em nào đang nóng ruột trước cảnh đã gần chục cái đông trôi qua mà George R. R. Martin vẫn chưa kéo nổi một làn Gió Mùa nào về thì hãy dành thời gian ngó qua cái tin này để lấy lại tí lạc quan, vì ít nhất cái series ASOIAF nó cũng chưa đến nông nỗi thế này 🐧. Harlan Ellison's The Last Dangerous Visions may finally be published, after five-decade wait Cụ thể là trong giai đoạn cuối thập niên 60 - đầu 70, một tác giả Sci Fi có tên Harlan Ellison (nổi tiếng nhất với mẩu truyện ngắn I Have No Mouth, and I Must Scream) đã thực hiện một bộ tuyển tập có tên Dangerous Visions. Bộ tuyển tập bao gồm 33 truyện tất cả, được đóng góp bởi những cây bút lẫy lừng nhất của làng SFF lúc bấy giờ, chẳng hạn như Isaac Asimov, Lester del Rey, Philip K. Dick, Larry Niven, Roger Zelazny, Theodore Sturgeon, Poul Anderson,… Các truyện này đều là những thành phẩm của phong trào viết văn New Wave, bấy giờ đang rộ lên rất mạnh. Chúng được viết theo lối hết sức phá cách, mang tính thử nghiệm cao cả về

Một thử nghiệm phối hợp tác chiến với rôbốt của Quân đội Mỹ

 Sau khi được ứng dụng để chăn cừu và nhắc nhở người dân duy trì khoảng cách giữa mùa dịch bệnh, chó rôbốt giờ còn đã lấn sân sang cả mảng quân đội. Cụ thể là trong một đợt diễn tập gần đây, quân đội Mỹ đã triển khai thử nghiệm Hệ thống Quản lý Trận chiến Cao cấp (ABMS) , một hệ thống mạng thu thập, xử lý và chia sẻ dữ liệu giữa các lực lượng tham chiến trong thời gian thực. Cuộc diễn tập có quy mô khá lớn, với sự tham gia của 65 biệt đội thuộc đủ mọi quân chủng, tổ chức tại 35 cơ sở quân sự biệt lập đặt tại 30 vị trí địa lý khác nhau. Đáng chú ý là tham gia cuộc diễn tập còn có một số con rôbốt bốn chân (hay như dân tình vẫn hay gọi là chó rôbốt) do công ty Ghost Robotics phát triển. Chúng nó giữ nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài tại Căn cứ Không quân Nellis, đồng thời góp phần cung cấp dữ liệu cho mạng ABMS. Trông cảnh mấy con này cuối cùng cũng được triển khai để phục vụ mục đích quân sự, giữa bối cảnh Mỹ đang chìm trong biển lửa và biến động mà mình lại nhớ đến hồi kết cuốn tiểu thuyết Fa

Một quảng cáo đậm chất 1984 đến từ Fortnite

 Có vẻ 2020 cần được đổi tên thành 1984, bởi lẽ có nhiều chuyện xảy ra liên quan đến nó cả trực tiếp lẫn gián tiếp quá 🐧. Trước tiên, một tí thông tin nền. Hồi năm 1984, Apple đã cho phát sóng một mẩu quảng cáo lấy cảm hứng từ 1984. Trong mẩu quảng cáo này, ta có một bối cảnh Dystopia đen tối với hàng loạt người đứng lắng nghe một phiên bản Big Brother tuyên truyền về việc toàn bộ người dân sắp sửa mang một tư tưởng đồng nhất, và sẽ không ai còn suy nghĩ “lệch chuẩn” được nữa. Đúng lúc bài phát biểu đang lên cao trào thì một cô vận động viên chạy vào trong phòng, và quẳng một cái búa tạ đập nát màn hình. Thế rồi mẩu quảng cáo kết lại với dòng chữ: "Vào ngày 24 tháng 1, Apple Computer sẽ ra mắt Macintosh. Và bạn sẽ hiểu tại sao năm 1984 sẽ không giống 1984." Mẩu quảng cáo này có hai tầng nghĩa. Một là lúc bấy giờ, máy tính thường chủ yếu dành cho các tập đoàn lớn và chính phủ, và thứ công cụ mạnh mẽ này cho phép mấy bro này nắm rõ mọi thứ về khách hàng và người dân. Với Macin

Nestlé, Nhật Bản, và tầm quan trọng của việc tuyên truyền Sci Fi từ sớm

 Trong bài share clip của Daniel Greene hôm qua, mình có nhắc đến chuyện bro này giống mình ở nhiều mặt, chỉ có điều đ̶ẹ̶p̶ ̶t̶r̶a̶i̶ ̶h̶ơ̶n̶  ngả hẳn sang Fantasy thay vì Sci Fi vì hồi nhỏ bị The Wheel of Time thay vì Animorphs đầu độc. Điều này làm mình nhớ đến một câu chuyện về Nestlé mà hồi trước từng đọc. How Nestlé Conquered Japan With The Greatest Tactic Khoảng giai đoạn thập niên 1960, dân Nhật ngày một trở nên quan tâm đến văn hóa cũng như các sản phẩm của phương Tây hơn. Nắm bắt được tình hình này, Nestlé dự tính sẽ giới thiệu một trong những sản phẩm đậm chất phương Tây vào thị trường Nhật: cà phê. Để chuẩn bị, Nestlé đầu tư triển khai hàng loạt nghiên cứu kỹ lưỡng. Kết quả thu về được rất khả quan: dân Nhật ở gần như mọi lứa tuổi đều rất thích vị cà phê, và nó hứa hẹn sẽ bán rất chạy. Hí hửng, Nestlé dồn vốn nhồi cà phê lên kệ mọi cửa hàng tạp hóa ở Nhật và quảng cáo rầm trời. Và sau đó… Không có gì xảy ra cả. Theo đúng nghĩa đen 🐧. Bất chấp những gì mọi nghiên cứu dự báo,

Daniel Greene, Móng Vuốt Quạ Đen, và lý do mình gần như không bao giờ review truyện YA

Cái clip về Fantasy của Daniel Greene hôm qua làm mình nhớ lại cái review quyển Móng Vuốt Quạ Đen của Leigh Bardugo mà bro này từng thực hiện. Thật đáng tiếc là hôm đăng cái bài về YA sau khi đọc quyển The Deep không nhớ ra nó luôn, bởi đây là bằng chứng rất sinh động cho nó. Trong trường hợp anh em chưa biết, Móng Vuốt Quạ Đen là một bộ Fantasy dành cho tầm tuổi YA (tuổi teen và tầm đầu 20). Bản thân mình chưa đọc bộ này, nhưng trông cách nó được tung hê thì có vẻ rất nhiều người thấy nó hay. Nhưng Daniel không nằm trong số đó 🐧. Thanh niên này không thích YA cho lắm, và đã từng làm clip bàn về những điểm của YA mà mình thấy không ưng. Tuy nhiên, vì được cộng đồng fan liên tục chào mồi bộ Móng Vuốt Quạ Đen, bảo là đọc vào thì sẽ đổi quan điểm ngay, Daniel  đã quyết định đọc thử. Mấy hôm sau thì cái clip này xuất hiện. Và anh em đoán thử xem một cái clip với khoảng 1/3 thời lượng chỉ toàn rào trước đón sau thì sẽ là tích cực hay tiêu cực 🐧? Tình cờ thì bro này lại bằng đúng tuổi mình

Một điều cần nhớ về nhân vật trong các tác phẩm YA

 Cái bài review về The Deep hôm qua làm mình nhớ lại một cái thớt từng được đăng trên Reddit, bàn về một khía cạnh của các tác phẩm YA (truyện cho tuổi teen) mà thiên hạ rất hay chê: nhân vật của nó. Friendly reminder that YA books are for teenagers. Cụ thể thì bạn chủ cái thớt này lúc bấy giờ vừa mới đọc xong một cuốn YA Fantasy, và sau đó đi lướt qua review thì thấy rất nhiều người chê quyển đấy. Không phải chê vì cốt hay giọng văn, mà là chê vì họ thấy rất khó chịu với các nhân vật, bảo rằng nhân vật trong này hành động toàn như mấy đứa trẻ trâu 15, 16 tuổi. Mặc dù nhân vật trong truyện đúng là ở cái tuổi đấy thật 🐧. Đồng chí chủ thớt nhắc nhở rằng YA là truyện viết cho teen, với nhân vật là teen, thế nên đoán thử xem các nhân vật sẽ hành xử giống như ai?  Teen. Qủa là một cái plot twist không ai ngờ 🐧. Chính thế nên mặc dù không ai cấm người lớn đọc truyện YA cả, nhưng một khi đã sờ vào một quyển YA thì phải nhớ rõ mình đang bước chân vào thị trường nào. Nếu đọc truyện teen mà kỳ