Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Review Vermis I của Plastiboo

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Dark Souls, nhưng dưới dạng truyện tranh; hoặc Từ Điển Khazars, nếu nó được viết bởi Hidetaka Miyazaki. GIỚI THIỆU CHUNG Vermis I là một cuốn tiểu thuyết đồ họa/artbook do Plastiboo, một họa sĩ người Ý thực hiện. Đây là cuốn đầu tiên của một series dự kiến sẽ có nhiều phần, với số phần đã xuất bản tính đến nay bao gồm: Vermis I - Lost Dungeons and Forbidden Woods (quyển đang được review) Vermis II - Mist & Mirrors Về mặt nội dung, Vermis I nói riêng và toàn bộ series Vermis nói chung là sách hướng dẫn/cẩm nang dành cho “Vermis” - một series game 8 bit cũ, thuộc thể loại hành động nhập vai (tức “RPG”) pha với phiêu lưu hầm ngục (tức “dungeon crawler”). Các tựa game trong series lấy bối cảnh là một thế giới Fantasy tăm tối đang trên đà suy tàn, nơi hàng loạt thế lực và phe phái không ngừng va chạm và xung đột với nhau vì những mục đích mập mờ gì đấy, hiếm khi được tiết lộ tỏ tường. Và trong game, người chơi sẽ lựa chọn một trong hàng

Review Salem’s Lot của Stephen King

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Stranger Things x D******. GIỚI THIỆU CHUNG Salem’s Lot là một cuốn tiểu thuyết kinh dị của Stephen King, xuất bản lần đầu năm 1975. Ngay từ khi ra mắt, truyện đã được đón nhận một cách rất tích cực, và ngày nay đã trở thành một trong những tác phẩm có số có má cả trong sự nghiệp văn chương của King lẫn trong Fantasy nói chung. Về nội dung thì truyện theo chân một nhân vật tên là Ben Mears - một nhà văn đã xuất bản được vài cuốn tiểu thuyết hạng trung, nhưng cũng đã gặt hái được một số thành công thương mại nhất định. Để tìm kiếm cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết tiếp theo của mình, Ben đã quyết định tìm đến với một chốn đã hơn hai thập kỷ nay mình luôn tìm cớ tránh né, một thị trấn từng để lại trong anh một dấu ấn cực sâu đậm, nhưng lại không phải theo nghĩa tốt chút nào: Jerusalem's Lot. Hoặc, như cách người dân địa phương ở đó vẫn gọi, Salem's Lot. Về cơ bản, Salem's Lot vẫn chẳng thay đổi mấy so với những gì Ben nhớ. Nó vẫn

Khi Met Gala gặp Ballard: đằng sau “The Garden of Time”

 Nhân hôm trước vừa nhắc đến chuyện chúng ta đang vô tình làm đúng một việc J. G. Ballard đã làm từ lâu, cả ngoài đời thực lẫn trong các tác phẩm ông sáng tác, mình lại nhớ đến việc cách đây mới mấy hôm thôi, Ballard cũng đã tái xuất giang hồ theo một cách trực diện hơn, có điều lại ít ai ngờ đến hơn. Cụ thể, thứ đã giúp Ballard hồi sinh trong tâm tưởng đại chúng là… sự kiện Met Gala. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Met Gala là một sự kiện thường niên của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, nhằm gây quỹ cho Trung tâm Trang phục Anna Wintour của họ. Cái này về cơ bản là một chương trình biểu diễn thời trang khổng lồ, nơi các siêu sao, mẫu thời trang, và người nổi tiếng thuộc đủ mọi nơi trên thế giới quy tụ về và phô diễn những bộ trang phục độc đáo và sành điệu nhất. Đáng chú ý, cứ mỗi năm, ban tổ chức Met Gala sẽ nêu ra một đề tài mang tính mở, và những người tham dự có thể tùy ý sáng tạo phục trang của mình sao cho khớp với đề tài ấy. Và trong sự kiện năm nay, vốn được tổ chức

J. G. Ballard và một thí nghiệm với AI tạo sinh từ trước kỷ nguyên của AI tạo sinh

 Bữa nay mình mới mò được một bài báo thú vị, xoay quanh một thí nghiệm văn học với AI tạo sinh do J. G. Ballard thực hiện từ tít hồi thập niên 70 này, anh em. Novelist J.G. Ballard was experimenting with computer-generated poetry 50 years before ChatGPT was invented J. G. Ballard có lẽ là một cái tên khá lạ với anh em, bởi dạo gần đây thì chẳng thấy mấy ai nhắc đến tên ông cụ nữa. Ngay cả khi có người đề cập đến Ballard, thường thì người đấy cũng sẽ nhắc đến ông dưới dạng tác giả của Empire of the Sun, một cuốn tiểu thuyết văn học kiêm tự truyện được ông viết hồi năm 84, và sau đó đã được Steven Spielberg chuyển thể thành bộ phim cùng tên. Tuy nhiên, từng có một thời, Ballard đã là một gương mặt có số có má trong làng SFF. Ông đã sáng tác hàng loạt truyện ngắn và tiểu thuyết SFF (chủ yếu là các tác phẩm Sci Fi, mặc dù Fantasy cũng không thiếu) với tính văn học rất cao, thường xoáy vào mặt tối của văn minh hiện đại, khắc họa cách thế giới bị sự tiến bộ làm cho ngày một trở nên lạnh lẽo

Ninth House: YA hay người lớn?

 Trong cái bài thông báo sắp xuất bản Ninth House hồi trưa, có bạn hỏi là sao Wings Books lại đi làm quyển này, bởi họ vốn hướng đến đối tượng khách hàng đọc YA (tức đối tượng thanh thiếu niên trẻ, rơi vào khoảng từ 12 - 18 tuổi), trong khi cái này lại là Fantasy dành cho người lớn. Câu hỏi đó làm mình nhớ đến một điểm hơi tréo ngoe của cái thằng này, ấy là dù nó có được giới thiệu dưới dạng truyện YA hay truyện trưởng thành thì cũng đều ổn như nhau, nhưng đồng thời, cả hai phương án cũng lại đều dở như nhau nốt. Thể theo những gì mà tác giả Bardugo rêu rao về quyển truyện, cũng như cái cách nó vốn được truyền thông, thì đây sẽ là một cuốn tiểu thuyết dành cho độc giả trưởng thành. Nhưng cái vấn đề là nếu đọc hẳn vào truyện, anh em sẽ thấy rằng nó được viết theo một kiểu sặc mùi YA. Mọi thứ về cái quyển truyện này, chạy từ cách cốt truyện được đưa đẩy, cách thế giới được khắc họa, cách nhân vật được xây dựng, cho đến thậm chí cả cách từ ngữ của truyện được sử dụng, đều cực giống mấy cu

Thiên Hà Cổ Vật: một cuốn viễn tưởng với cái giá... không tưởng

 Nhân tối qua nhắc đến mấy cuốn Sci Fi ở Việt Nam, mình lại nhớ đến cái quyển Thiên Hà Cổ Vật này. Đây có lẽ là cuốn Sci Fi Việt mình thấy có ấn tượng nhất, mỗi tội lại không phải ấn tượng vì nội dung (vì thực ra mới mua về thôi chứ đã đọc đâu 🐧 ), mà vì nó có quả giá rất chát so với các tác phẩm cùng ngách. Anh em cứ nhìn trong ảnh dưới sẽ thấy. Và để tiện bề so sánh, quyển này là sách bìa cứng, khổ 14,5 x 20,5 cm, dày 512 trang. Trong khi đó, cuốn Dune bản bìa cứng do Nhã Nam xuất bản gần như cùng đợt với thằng này có khổ 17 x 25 cm, dày 714 trang, mà cũng chỉ có giá 368.000 đ, tức hơn nó chưa đầy cái bánh mì patê. Kể cũng phải nể ông chú. Đánh vào mảng Sci Fi là đã chơi map rất khó rồi, xong còn cho ra sản phẩm với quả giá ngất ngưởng này nữa. Bro tác giả cuốn này ắt phải là người chơi hệ Dark Souls đây mà 🐧. Và tiện thể, vì bản thân chưa đọc nó, mình không thể giới thiệu nhiều về quyển này cho anh em. Cơ mà mấy tháng trước, tờ Văn Nghệ Thái Nguyên có làm một bài review khá chi t

Một cái tên lạ trong danh sách truyện Giáng sinh của Bookworm

 Bữa nay trong lúc lượn Facebook, mình có vô tình vớ được bài này của bên Bookworm, giới thiệu những cuốn với theme mùa đông hoặc xoay quanh Giáng sinh nên đọc trong dịp cuối tuần. Mới nhìn qua thì mình cũng không để ý lắm, cơ mà lúc lướt xuống phần nội dung thì không khỏi khựng lại. Check out our special Christmas-themed weekend reading recommendations for this week, featuring enchanting novels set in the winter wonderland or centered around the magic of Christmas Hẳn cũng đang có một số anh em nhận thấy có gì đấy sus về cái danh sách này nhỉ 🐧? Trong trường hợp có anh em nào chưa nhìn ra kẻ mạo danh ở đây là ai, thì đáp án chính là Snow Crash. Thằng này là một cuốn tiểu thuyết Cyberpunk nửa bỡn cợt, nửa nghiêm túc. Cụ thể, nó vừa một phần trêu chọc và châm biếm chính cái kiểu edgy của Cyberpunk, vừa xây dựng lên cả một câu chuyện đầy kịch tính từ những ý tưởng đột phá với sáng tạo bất ngờ. Trong group từng có một bài review cụ thể về thằng này rồi, anh em nào quan tâm có thể tham kh