Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một số chia sẻ thú vị về các lầm tưởng xoay quanh AI họa sĩ

Bữa nay trong một group sách khác mình tham gia, vừa mới có một bài viết thú vị được share vào. về tranh ảnh AI. Bài đấy được viết bởi Tony Moy, một họa sĩ truyện tranh tự do, với nội dung xoay quanh những vấn đề tiềm tàng về mặt pháp lý và đạo đức của Lensa, một cái app tạo ảnh thông qua Stable Diffusion - một mô hình AI vẽ tranh với mã nguồn mở. Như Tony trình bày (bài ông anh này là ảnh 1), cái app Lensa kia về cơ bản đang ăn cắp tranh, bởi vì cái mô hình Stable Diffusion nền tảng của nó “vẽ” bằng cách xào lại hàng nghìn tranh ảnh của người khác mà không hề trả phí bản quyền hoặc xin phép gì cả. Tony thậm chí còn chỉ ra một thực tế rất quen thuộc đối với những ai hay xem tranh AI, đó là đã có nhiều trường hợp tranh bọn AI tạo ra còn lẫn cả hình mờ (tức “watermark”) và chữ ký. Đây thường được coi là một bằng chứng cho thấy mấy mô hình AI này kỳ thực chỉ cắt chỗ nọ dán chỗ kia, với cùng lắm áp thêm filter để bóp méo và làm biến dạng hình ảnh nhằm che đậy việc nó kỳ thực chỉ là một côn

Children of Time và vấn đề tương thích trong giao tiếp liên chủng loài

 Vừa nhắc đến Children of Time trong cái bài về series Kiến của Bernard Werber cách đây mấy bữa xong, ngay hôm nay lại vớ được cái clip này của Tim bên Hello Future Me. Trùng hợp phết. Trong trường hợp anh em nào chưa biết, Children of Time là một cuốn Hard Sci Fi do Adrian Tchaikovsky sáng tác, xuất bản hồi năm 2015. Truyện lấy bối cảnh là tương lai xa, khi loài người đang trong quá trình triển khai các dự án địa khai hóa những hành tinh lạ để trở thành thuộc địa mới. Trong số đấy, có một dự án do một nhà khoa học tên Tiến sĩ Avrana Kern đứng đầu. Bà này thực ra mắc phức cảm Chúa Trời nặng, ngấm ngầm muốn tạo ra một chủng loài mới toanh trên cái hành tinh mình được giao phó và dìu dắt chúng nó, chứ chẳng thiết tha gì tạo nhà cho loài người cả. Để thỏa mãn cái ham muốn ấy, bà này dự tính sẽ quẳng một đám khỉ xuống dưới bề mặt hành tinh, sau đó phát tán một chủng virút nano giúp đẩy nhanh quá trình tiến hóa của lũ khỉ. Rốt cuộc thì bà ta về cơ bản cũng đã triển khai được kế hoạch đấy. L

Cicero - một mẫu AI lạnh gáy mới của Meta

 Hồi chiều vừa làm một bài về Mê-tà tạch Word of the Year vì thằng bợm Mắc đã khiến cái từ metaverse nhuốm màu xấu xa, nay lại thấy cái bài này. Trùng hợp phết à nha 🐧. Meta’s new AI is skilled at a ruthless, power-seeking game Số là vừa mấy tuần trước, các nhà nghiên cứu tại Meta đã tung ra một mẫu AI mới là Cicero. Và trước khi anh em hỏi, không, con AI này không liên quan gì đến Skyrim đâu nhé. Cái tên của nó kỳ thực được lấy theo Marcus Tullius Cicero, một chính khách cực kỳ nổi tiếng ở La Mã cổ đại. Việc Cicero được lấy theo tên một nhà chính trị gia đầu đầy sỏi, hay được tung hê là một trong những nhà diễn thuyết tài ba nhất La Mã không phải là ngẫu nhiên, bởi vì con AI này cũng thể hiện một khả năng ngoại giao và đàm phán khéo léo đến dị thường. Cụ thể hơn, con Cicero này đã được đội ngũ Meta cho chơi Diplomacy. Đây là một kiểu boardgame chiến thuật dành cho từ 2-7 người, và người chơi phải hoạch định đủ thứ chiến lược phức tạp, lập liên minh với nhau, thương thuyết đàm phán câ

Metaverse hụt ăn Oxford Word of the Year 2022

 Mê-tà tạch rồi, ông giáo ạ. Hẳn anh em vẫn còn nhớ là cách đây mấy bữa, Nhà xuất bản Đại học Oxford tổ chức một cuộc thi bình chọn từ tiêu biểu của năm, với ba ứng viên được đề cử là “#IstandWith,” “metaverse,” và “goblin mode.” Cụ thể cuộc thi ấy ra sao thì mình từng làm một bài giải thích về nó rồi, anh em có thể tham khảo ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/11/co-hoi-e-mot-tu-trong-gioi-sff-tro.html . Sau hai tuần bình bầu, kết quả hiện đã được phía Oxford công bố. Và chiến thắng với số lượng phiếu bầu áp đảo là “goblin mode.” The Word of the Year Goes Goblin Mode Việc goblin mode giật giải từ tiêu biểu của năm 2022 kể cũng thú vị, bởi lẽ thằng này là từ hiếm thấy nhất trong bộ ba ứng viên kia (hoặc ít nhất thì cũng khá mập mờ về việc nó đứng thứ 2 hay thứ 3), nhưng lại có nhiều tiềm năng chiến thắng nhất. Thằng này bắt đầu trở nên nổi tiếng từ khoảng mùa xuân năm nay, lúc trên Twitter lan truyền một bài báo giả, bảo rằng Julia Fox chia tay với Kanye West vì Ồ-yê không ch

Chia sẻ của Denis Villeneuve về Lawrence xứ Ả Rập

 Nhân thể nhắc đến Xứ Cát và Lawrence xứ Ả Rập, mình lại nhớ đến một cái clip đã xem từ lâu, xoay quanh những chia sẻ của Denis Villeneuve, đạo diễn bản chuyển thể Xứ Cát, về Lawrence xứ Ả Rập, bộ phim tiểu sử kinh điển về quãng thời gian hoạt động tại Ả Rập của T. E. Lawrence. Số là đâu tầm tháng 10 năm ngoái, Toronto International Film Festival (TIFF), một bên chuyên tổ chức lễ hội phim, có tiến hành tái chiếu bộ phim Lawrence xứ Ả Rập tại trung tâm văn hóa TIFF Bell Lightbox, Canada. Vì gần như sát với cái hôm đấy, Xứ Cát cũng sẽ được công chiếu, TIFF đã mời luôn Denis Villeneuve đến để cùng bình luận về phim. Và để quảng cáo cho sự kiện đó, TIFF đã quay trước một clip với Villeneuve chia sẻ sơ lược về ý nghĩa của Lawrence xứ Ả Rập đối với cá nhân ông anh, cũng như điểm sơ qua về ảnh hưởng của nó đến với bản Xứ Cát sẽ chiếu sắp tới. Cụ thể, trong clip này, Villeneuve đã bảo rằng: "Tôi vẫn nhớ rất rõ cảnh bản thân - có lẽ hồi ấy tôi 19 tuổi - ngồi một mình trong rạp chiếu phim ở

Một cái nhìn hài hước về các thuật toán máy học

 Vừa hồi chiều làm một bài về cái thuật toán AI phế lòi của thằng bợm Mắc xong, nay lại thấy cái tranh này đập vào mặt. Đến đệ Mắc cũng muốn đá đểu Mắc đây mà 🐧. Thiết nghĩ giờ nếu ai định phát triển một dạng AI tổng hợp nào đó, tốt nhất cứ bàn giao cho thằng người thằn lằn là sẽ an tâm kê cao gối ngủ. Cái sự ngu độn của thằng bợm đấy sẽ là cơ chế đảm bảo an toàn cho chúng ta, vì kiểu gì nó cũng chỉ chế ra được mấy con AI khôn đến thế này là cùng, không hơn được đâu 🐧.

Từ The Kaiju Preservation Society nghĩ về sự "tương lai" của hiện tại

 Bữa nay mình vừa mới mò được mấy cái ảnh thú vị như bên dưới, trích ra từ Scoops, thứ có thể coi là tạp chí với trọng tâm Sci Fi đầu tiên từng xuất hiện tại Anh. Trong các bức ảnh, người họa sĩ đã đề xuất một số phát minh mang tính viễn tưởng ở thời điểm bấy giờ, và tự hỏi liệu có khi nào những thứ như vậy rồi sẽ có ngày xuất hiện trên thế giới hay không.  Và vì chúng ta hiện đang sống trong một thế giới với những thứ như Facetime, máy tính bảng, ô tô tự lái, và điện thoại di động, hẳn cũng biết thừa câu trả lời là gì rồi nhỉ 🐧? Nhìn vào mấy cái ảnh này, mình lại nhớ đến cái thằng The Kaiju Preservation Society vừa review hôm trước. Cụ thể hơn, điều mình nhớ đến là cách nó chưa cần đi ra ngoài cái thế giới hiện tại mà mọi thứ đã sặc mùi Sci Fi lắm rồi. Trước khi vào bàn hẳn về vụ Sci Fi mà không Sci Fi của The Kaiju Preservation Society, mình xin chia sẻ với anh em một tí về một nét chung của các cuốn SFF mình hay đọc. Tính đến nay, mình hiếm khi đọc tác phẩm nào bám sát sịt thời hiệ