Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một bộ sưu tập bìa truyện Sci Fi do AI vẽ đến từ cộng đồng Media Death Cult

Bữa nay mình vừa bắt được một cái clip khá hay của Media Death Cult, trưng bày một loạt những thành phẩm hội họa của con AI MidJourney khi nó được mớm cho tiêu đề của các cuốn Sci Fi nổi tiếng. Trong trường hợp anh em chưa biết, Media Death Cult là kênh Youtube của một ông chú trung niên mê Sci Fi, tự xưng là Moid. Mặc dù trọng tâm chính của Moid là review truyện sách, thỉnh thoảng ông anh này cũng có tẽ nhánh ra và làm một số thứ liên quan đến Sci Fi khác (cái clip bên dưới là một ví dụ). Đâu tầm mấy tuần trước, Moid đã được phổ cập về MidJourney, một thuật toán AI vẽ tranh dựa trên mô tả của người dùng, cung cấp dịch vụ dưới dạng một con bot trên Discord (anh em nào chưa beiets về Discord thì cứ hiểu đây như một cái chat room, hoặc một tập hợp các group chat công cộng ấy). Sau một thời gian nghịch thử, dùng nó để vẽ các thứ liên quan đến Sci Fi, Moid đã đâm nghiện cái con đấy, và đã nảy ra một ý tưởng thú vị. Vì có sẵn một cái server Discord với mấy trăm thành viên, Moid đã lên đấy v

Seventy-Two Letters - một tác phẩm vừa thú vị, vừa gây khó chịu trong Stories of Your Life and Others

Trong cái bài về việc các cộng đồng tranh vẽ đang rục rịch sửa luật để cấm tranh AI hồi trưa, mình có đề cập đến Seventy-Two Letters, một truyện ngắn trong tuyển tập Stories of Your Life and Others của Ted Chiang. Tình cờ thì đây lại là câu chuyện đặc biệt nhất trong toàn bộ cái tuyển tập đó, bởi lẽ xét về một mặt, đây là tác phẩm hấp dẫn thứ nhì của cả cái quyển này (sau thằng Story of Your Life); nhưng mặt khác, đây cũng là tác phẩm dễ gây ức chế nhất trong cả tuyển tập. Như đã nói trong cái bài hồi trưa, Seventy-Two Letters được sáng tác dựa trên ý tưởng ma thuật tạo golem là có thật, và nó được phát triển dưới dạng một ngành khoa học gần tương tự như lập trình. Ý tưởng đó được Ted Chiang phát triển lên một cách rất hấp dẫn, với một mạch cốt chính trong truyện xoay quanh việc có người phát minh ra được một mẫu golem tân tiến, có khả năng tự động hóa nghề đúc golem, khiến cho công đoàn thợ đúc sợ hãi mất mật vì họ nhận thấy nếu mẫu golem này mà được đưa vào sử dụng đại trà, cả đám nh

The Open Conspiracy, kiểm soát sinh sản, và Seventy-Two Letters

 Trong cái bài về quyển The Open Conspiracy hồi trưa, mình có đề cập đến việc cái xã hội hoàn hảo mà H. G. Wells muốn tạo dựng ra là một cái Utopia mang đậm nét Dystopia, bởi vì một số thứ Wells đề xuất nghe khá lạnh gáy, mặc dù chúng vẫn có thể coi là lôgic. Một trong những thứ đó là chuyện kiểm soát dân số. Trong quyển này, Wells liên tục nhắc đến chuyện sinh để và sức ép dân số, cũng như những vấn đề ta sẽ có thể giải quyết được nếu kiểm soát mấy yếu tố này thông qua các biện pháp khoa học, kinh tế, xã hội,… Điều Wells muốn không chỉ là kiềm chế hoặc gia tăng tổng dân số một cách bình thường, mà ông anh muốn tinh chỉnh cả sự sinh đẻ của từng giai cấp người/chủng tộc cụ thể sao cho ích lợi của cộng đồng nói chung có thể được tối ưu hóa. Quyết định lợi ích cộng đồng sẽ là một mạng lưới chính quyền phi tập trung, phi dân chủ, dựa trên những xuất bản và chỉ trích quy củ mang tính khoa học. Về cơ bản, Wells đang ủng hộ việc giao quyền định đoạt chuyện sinh sản của dân chúng vào tay một t

Dandelion vs Jaskier - hai lối dịch thuật thú vị trong Witcher

 Bữa nay trong một group khác, mình tình cờ bắt được cái bài như bên dưới của một bạn vừa đọc Witcher sau khi xem series, và đã cảm thấy rất bất bình khi phát hiện ra bản phim đã đổi tên một nhân vật chứ không giữ tên như bản gốc. Mỗi tội cái tên của phim mới là tên gốc, còn quyển sách ông anh đọc thì chẳng phải là bản gốc 🐧. Như mình đã nói trong cái bài phân tích về Witcher với Thuật sĩ (anh em nào chưa biết thì đọc full ở đây nhé: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/08/witcher-tho-san-quai-vat-va-thuat-si.html ), Witcher dưới cái dạng chúng ta biết kỳ thực chỉ là một bản dịch. Witcher gốc là một series của Ba Lan, và lúc dịch sang tiếng Anh, đã có một số thứ phải được chỉnh lại cho phù hợp với ngôn ngữ/văn hóa đích. Trong số những thứ bị đổi, có cái biệt danh Dandelion của anh hát rong hay đi đó đi đây cùng Geralt. Trong bản gốc, Dandelion kỳ thực được gọi là Jaskier. Đây là một từ tiếng Ba Lan, dùng để chỉ hoa mao lương, tức “buttercup” nếu dịch thẳng sang tiếng Anh. Vấn đề là

PHONY-VERSARY: Pillar of Autumn đặt chân đến Hệ thống Soell

Ngày này 530 năm nữa, Pillar of Autumn, một tuần dương hạm hạng nhẹ thuộc lớp Halcyon của Hải quân Bộ Tư lệnh Không gian Liên Hiệp Quốc (UNSC), sẽ tiến vào nơi về sau sẽ trở thành mồ chôn của nó: Hệ thống Soell. Xô đẩy Pillar of Autumn đến với Hệ thống Soell là một cuộc chiến hết sức đẫm máu giữa nhân loại và Covenant, một liên minh người ngoài hành tinh cuồng tín. Mọi sự khởi đầu vào ngày 3/2/2525, khi một tàu khu trục thuộc phe Covenant tình cờ chạm trán tàu của con người, khiến đôi bên biết đến sự tồn tại của nhau. Chính quyền loài người và thủ lĩnh Covenant sau đó đã thử triển khai một nỗ lực ngoại giao, nhưng nó lập tức đổ bể khi lãnh đạo của Covenant phát hiện ra một điều động trời: nhiều khả năng loài người có quan hệ sao đó với một chủng tộc có tên là Forerunner. Đến đây, cần bàn qua một chút về Forerunner và gốc rễ nền văn minh Covenant cái đã. Forerunner là tên Covenant đặt cho một giống loài cổ đại, đã tuyệt chủng từ nhiều thiên niên kỷ trước. Hồi còn sống, Forerunner đã đạt

Sự tương đồng giữa dịch tễ học và Foundation

 Hôm qua mình đã có một bài về The History of the Decline and Fall of the Roman Empire, bộ sách lịch sử đã được dùng làm nền tảng cho một trong những series Sci Fi hết sức kinh điển là Foundation của Isaac Asimov. Hôm nay thì trong lúc đọc một cái bài đăng xoay quanh ngành dịch tễ học, mình lại tình cờ bắt được cuộc hội thoại bên dưới, gần như tả lại nguyên si ý tưởng nền của Foundation. Thật trùng hợp 🐧.  Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, series Foundation được xây dựng dựa trên ý tưởng là một nhà toán học kiêm tâm lý học tên Hari Seldon đã phát minh ra một phương pháp khoa học mới, diễn giải tâm lý con người ra dưới dạng các phương trình toán học và từ đó tiên liệu hướng phát triển của nền văn minh trong tương lai. Cái phương pháp đấy được Seldon đặt tên là psychohistory. Tuy nhiên, psychohistory có rất nhiều điểm yếu. Vấn đề đầu tiên là nó không thể được áp dụng để tiên đoán hành động của từng cá nhân riêng lẻ, bởi vì mỗi một con người là một biến số quá bất định. Chỉ khi l

Cách sa mạc "hít thở" bằng hơi nước

 Hôm qua vừa đăng bài về Dune xong, hôm nay lại thấy cái bài này đập vào mặt , hợp lý phết 🐧. Cách đây mấy bữa, tờ Journal of Geophysical Research, một tạp chí học thuật về địa vật lý, có xuất bản một nghiên cứu mang tên Water vapor transport across an arid sand surface - non-linear thermal coupling, wind-driven pore advection, subsurface waves, and exchange with the atmospheric boundary layer (tức “Vận chuyển hơi nước qua bề mặt cát khô cằn - tương tác nhiệt phi tuyến tính, bình lưu lỗ rỗng do gió, sóng dưới bề mặt và trao đổi với lớp ranh giới khí quyển,” tham khảo ở đây: https://agupubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1029/2021JF006490 ). Cái nghiên cứu này hơi loằng ngoằng, nhưng đại khái nó xoay quanh một đặc điểm khá thú vị của sa mạc: hoạt động “hít thở” của nó. Cụ thể hơn, theo như nghiên cứu có nói, các nhà nghiên cứu môi trường học vốn đã biết rằng sa mạc có thể phả ra cũng như tái hấp thụ hơi nước qua bề mặt của mình, từ đấy làm ảnh hưởng đến lượng nước chứa đựng tại các vùn