Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một số tác phẩm về "Chúa" trong SFF

 Hôm nay lại vừa bắt thêm được một bài hay nữa của bên Tor.com: các hình tượng Chúa trong những tác phẩm SFF. Creating Gods Through Science and Magic Như anh em từng biết, một nhà văn Sci Fi nổi tiếng tên Arthur C. Clarke từng nói: "Bất kỳ công nghệ nào đủ tân tiến cũng sẽ không khác gì ma thuật." Mà bởi vì Chúa có thể nói là hiện thân tối thượng của phép thuật, lẽ đương nhiên cũng đã không thiếu tác phẩm Sci Fi nỗ lực "tân tiến hóa" thứ gì đó sao cho nếu bỏ kính ra, đứng lùi lại và nheo mắt thật híp vào, ta sẽ thấy nó hao hao giống Chúa. Fantasy thì lẽ đương nhiên toàn phép thuật rồi, thế nên việc nỗ lực đẩy phép thuật đến kịch con đường (tức biến ai/cái gì đó thành Chúa) là chuyện cơm bữa. Bài viết có điểm qua một số tác phẩm đã từng thử hí hoáy chế Chúa cùng phương thức thực hiện của chúng, ví dụ như trong Childhood’s End của Arthur C. Clarke thì Chúa là người ngoài hành tinh, đến để dìu dắt con người; trong I Have No Mouth and I Must Scream của Harlan Ellison th

FAST - một chảo thiên văn "quen" đến lạ của Trung Quốc

Cách đây khoảng 4 năm, phía Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một kính thiên văn vô tuyến với chảo ăng ten lớn nhất thế giới (gọi tắt là FAST), và một năm sau thì hoàn tất việc thi công. Từ đó đến nay, FAST đã tiến hành hoạt động thử nghiệm và thu được khá nhiều kết quả đáng khích lệ, trong đó nổi trội nhất là phát hiện ra hàng loạt sao xung tiềm tàng mới (hơn nửa đã được nhiều kính thiên văn khác xác nhận). Gigantic Chinese telescope opens to astronomers worldwide Trong giai đoạn thử nghiệm, FAST chỉ được các nhà thiên văn Trung Quốc sử dụng. Nhưng vì hiện đã hoàn tất các công đoạn kiểm tra, cộng đồng nhà khoa học thế giới sẽ bắt đầu được tiếp cận với FAST và lượng dữ liệu khổng lồ mà nó thu thập được. FAST sẽ chủ yếu được dùng để thu thập dữ liệu về chớp sóng vô tuyến (FRB), dò tìm sao xung, hydrogen ngoài vũ trụ, và nhiều thứ khác nữa. Đặc biệt là một trong số các nhiệm vụ của nó sẽ bao gồm hỗ trợ công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Một cái chảo vệ tinh Trung Quốc to đùng, nhét

Nỗi sợ nguyên thủy - một công cụ hỗ trợ cho các tác giả muốn viết truyện kinh dị

 SFF có cực kỳ nhiều công cụ để hỗ trợ các tác giả muốn nhảy vào mảng kinh dị. Nó có thể tạo ra đủ thứ quái vật dị hợm, tàn ác, những giấc mơ quái đản, những miền đất như sổ toẹt vào các quy luật của vũ trụ,... với giới hạn duy nhất là khả năng miêu tả và độ lười của tác giả. Nhưng gần như tất cả các mô típ mà SFF tạo ra, bất kể rời xa thực tại đến đâu, đều phải dựa trên những nỗi sợ nguyên thủy nhất của con người thì mới hiệu quả được. Lý do đơn giản là bởi nỗi sợ hãi là một công cụ sinh tồn của con người. Nỗi sợ bóng tối giúp con người sinh tồn vì chúng ta không thể đấu lại các loài thú săn mồi khi đêm buông, nỗi sợ các tiếng động và vật thể đột ngột xuất hiện giúp ta sống sót vì nó báo hiệu nguy hiểm tiềm tàng đang ập đến, nỗi sợ sự lẻ loi giúp ta bám bầy và không bị thịt do đi lẻ,... Ví dụ nổi bật nhất về việc sử dụng các nỗi sợ nguyên thủy ấy trong bối cảnh SFF sẽ là các tác phẩm mà H. P. Lovecraft viết. Một trong những nỗi sợ mà ông sử dụng nhiều nhất chính là nỗi sợ đối với miền

MelNet - một AI nhái giọng người nổi tiếng do Facebook chế tạo

Sau Google Duplex thì giờ đến lượt bộ phận nghiên cứu AI của Facebook tạo ra được được một con AI có khả năng sao chép giọng nói của con người giống đến giật mình, bao gồm cả một thứ rất hiếm AI làm được: nhịp điệu. Alarming AI Clones Both a Person's Voice and Their Speech Patterns Con AI này (gọi là MelNet) đã demo bằng cách chép lại giọng của một số nhân vật nổi tiếng, trong đó nổi nhất là Bill Gates (nghe ở đây https://www.technologyreview.com/2019/06/10/239023/facebooks-ai-system-can-speak-with-bill-gatess-voice/ ). Đội ngũ Facebook đã dùng các buổi nói chuyện TED Talks để đào tạo con AI của mình. Giọng nghe vẫn hơi cứng, nhưng "cứng" theo kiểu mic lởm chứ không phải vì con AI nói ngu, và nếu không biết từ trước đây là do AI nói thì chắc chẳng ai nghĩ đây không phải là do Bill Gates nói. Hồi trước đã từng có một lần thanh niên Zuckerberg bị Deepfake mặt để khớp khẩu hình với lời của một diễn viên lồng tiếng khác, khiến cho bro này như công khai ủng hộ tổ chức khủng bố

Khi mốt "giác ngộ" lan cả vào SFF

 Hồi trước mình từng share 1 bài về việc 1 thanh niên chuyên biên tập lại sách cho hợp với chuẩn "giác ngộ văn hóa" của phương Tây thời nay bị cộng đồng mạng (CĐM) đập cho sấp mặt khi viết truyện vì truyện của chàng ta... chưa đủ giác ngộ.  Mặc dù trường hợp đấy cũng khá quá quắt, ít nhất thì truyện bị chửi còn lấy bối cảnh là thế giới thật, vậy nên CĐM vẫn có chút cớ để bao biện cho hành động của mình. Nhưng giờ đây, phong trào giác ngộ văn hóa của phương Tây giờ đã lên đến mức ngay cả các thế giới tưởng tượng trong mảng SFF cũng không còn an toàn được nữa. Writers blocked: Even fantasy fiction is now offensive Cách đây ít lâu, Amélie Wen Zhao, một nhà văn Pháp gốc Trung, có ký hợp đồng với 1 NXB để cho ra mắt cuốn, Blood Heir, một tiểu thuyết YA Fantasy (Fantasy cho teen), lấy bối cảnh là Đế chế Cyrillian (một quốc gia mượn cảm hứng từ Nga). Vì truyện có động đến vấn đề nô lệ áp bức và kỳ thị chủng tộc nên ngay khi vừa mới có giới thiệu về truyện (truyện còn chưa in), toàn

Duplex - một trợ lý ảo với chất giọng quá chân thực

 Hồi năm ngoái, tại một hội nghị của Google, bro Pichai có giới thiệu một công cụ AI có tên Google Duplex, và trong buổi demo đó, Duplex gọi điện đến cho một nhà hàng để đặt chỗ, và giọng nó nghe giống người đến giật mình, bao gồm cả ậm ừ và ngắt nghỉ. Restaurants Are Ignoring Calls From Google's Smart Assistant Mặc dù công nghệ ấn tượng như thế, nhưng sau buổi hội thảo thì nó trở nên hơi bị kín tiếng, và tính đến tháng 3 năm nay thì Google cũng mới chỉ triển khai dịch vụ Duplex ở 43 bang tại Mỹ. Để biết tình hình thực tế của Duplex đang như thế nào, một bên báo có tiến hành điều tra thử, và kết quả thu được khá là buồn cười: phần đông những hàng quán được Duplex gọi đến đặt chỗ đều dập thẳng máy vào mặt nó 🐧. Nguyên do phần lớn là bởi các hàng quán đấy đã có kinh nghiệm không mấy tích cực với các máy gọi điện tự động (robocaller) hay gọi đến sales đủ thứ từ các công ty, thế nên nhìn thấy Caller ID đề Google là lập tức dập máy cho đỡ tốn thời gian. Nhưng mà trong số những trường h

Nỗi đau của fan A Song of Ice and Fire

 Lưu ý: bài này sẽ có spoiler cho Game of Thrones tập mới nhất (spoiler thật, không như cái fanfic nhảm lờ mình đăng mấy hôm trước). Nếu ai là fan của series mà vẫn chưa xem thì hãy nhảy cóc bài này. . . . . . . Kể từ hồi GoT bắt đầu vượt sách, không còn tài liệu để chuyển thể nữa, cốt truyện bắt đầu tẽ nhánh và ta có thể thấy rất rõ sự chênh lệch giữa khả năng dựng cốt của George R. R. Martin và đội ngũ HBO. Nhiều fan (hoặc ít nhất là mình) từng nuôi hy vọng series phim ít nhất sẽ đưa ra một cái kết tạm ổn, bởi vì khả năng cao bro Martin sẽ chạy không kịp tập truyện cuối. Nhưng sau tập đại chiến hôm trước thì cũng như xúc xích của Theon, hy vọng ấy đã bị cắt phựt. Nhiều người thường nói một trong những cái hay nhất của A Song of Ice and Fire (series truyện gốc của Game of Thrones) đó là truyện rất "tàn nhẫn", bất cứ ai cũng có thể chết được. Như mình thấy thì thực ra nói thế chưa đúng hẳn. ASOIAF thú vị bởi vì nó sát với lịch sử thực và mọi hành động luôn có hậu quả đi kèm.