Chuyển đến nội dung chính

FAST - một chảo thiên văn "quen" đến lạ của Trung Quốc

Cách đây khoảng 4 năm, phía Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một kính thiên văn vô tuyến với chảo ăng ten lớn nhất thế giới (gọi tắt là FAST), và một năm sau thì hoàn tất việc thi công. Từ đó đến nay, FAST đã tiến hành hoạt động thử nghiệm và thu được khá nhiều kết quả đáng khích lệ, trong đó nổi trội nhất là phát hiện ra hàng loạt sao xung tiềm tàng mới (hơn nửa đã được nhiều kính thiên văn khác xác nhận).

Gigantic Chinese telescope opens to astronomers worldwide

Trong giai đoạn thử nghiệm, FAST chỉ được các nhà thiên văn Trung Quốc sử dụng. Nhưng vì hiện đã hoàn tất các công đoạn kiểm tra, cộng đồng nhà khoa học thế giới sẽ bắt đầu được tiếp cận với FAST và lượng dữ liệu khổng lồ mà nó thu thập được.

FAST sẽ chủ yếu được dùng để thu thập dữ liệu về chớp sóng vô tuyến (FRB), dò tìm sao xung, hydrogen ngoài vũ trụ, và nhiều thứ khác nữa. Đặc biệt là một trong số các nhiệm vụ của nó sẽ bao gồm hỗ trợ công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

Một cái chảo vệ tinh Trung Quốc to đùng, nhét tít tại một vùng hẻo lánh, hoạt động kín mấy năm liền, dùng để tìm kiếm người ngoài hành tinh...

Điều quan trọng cần làm bây giờ là kiểm tra xem có ông chính ủy nào từng gặp "tai nạn" trong quá trình chạy thử nghiệm không. Nếu chưa thì cần cẩn thận nếu một ngày đẹp trời, bộ tiếp sóng tự nhiên dở chứng và cần có người đi sửa dây nối đất, còn nếu rồi thì cần khẩn trương đi kiểm tra xem dạo này có cái game VR nào đang hot không.

Mà hình như Gabe vừa tự nhiên đi làm Half-life (không phải) 3 đấy nhỉ? Tình cờ chăng 🐧?

***


Bài gốc được đăng trong group Hội thích truyện Sci Fi trên Facebook. Cùng ghé chơi group để thảo luận về bài viết hoặc đọc thêm các bài tương tự, bạn nhé.