Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Sự rắc rối trong bản quyền các tác phẩm của Philip K. Dick

 Hôm qua trong bài về mấy truyện public domain (hết sạch bản quyền, ai thích làm gì với nó cũng được) của Philip K. Dick , có 1 bạn thắc mắc là tại sao Dick mới chết chưa đầy 40 năm mà đã có một số quyển rơi vào đấy rồi, và sao không phải tất cả. Đây là một câu hỏi triệu đô theo đúng nghĩa đen, bởi vì nó từng là đề tài của một vụ kiện giữa con cháu Dick và hãng làm phim Media Rights Capital. Science fiction, legal reality Trước khi nói cụ thể về vụ này thì đây sẽ là chút kiến thức nền về sự lằng nhằng của luật bản quyền Mỹ cho anh em nào hôm trước không theo dõi cái thớt đấy: Luật bản quyền Mỹ đã trải qua mấy lần thay đổi, và trong đó thì có 1 cái gọi là Copyright Act of 1909. Theo luật này, các tác phẩm xuất bản từ 1925 cho đến trước 1978 sẽ auto có bản quyền, nhưng thời hạn chỉ kéo dài 28 năm kể từ NGÀY XUẤT BẢN LẦN ĐẦU. Trước cái năm thứ 29, người nắm bản quyền (tác giả/NXB) phải chính thức nộp đơn xin gia hạn (và được chấp thuận) để có thể giữ bản quyền thêm tối đa là 28 năm nữa (t

Một trang tổng hợp các truyện public domain của Philip K. Dick

Hôm nay vừa mới mò ra được một site khá hay, host mấy truyện hiện đã rơi vào public domain của Philip K. Dick: https://www.pkd-books.com/ Philip K. Dick's Public Domain Work Nhờ có những bộ phim chuyển thể như Blade Runner, Minority Report, Total Recall,... anh em hẳn chẳng còn mấy ai là lạ lẫm với Philip K. Dick nữa. Tuy nhiên, nếu mới chỉ làm quen với anh Cu này qua các tác phẩm điện ảnh thì sẽ chưa thể trải nghiệm được đầy đủ phong cách của Dick, bởi vì ông có kiểu viết bàn về bản chất của thực tại và đôi khi còn chèn thêm những yếu tố không thể gọi bằng tên gì khác ngoài phê cần khá nặng mà phim đã phải lược bớt. Thế nên nếu anh em muốn nếm thử vị văn nguyên chất của một trong những cây bút mà đến nay vẫn còn sức ảnh hưởng mạnh mẽ thì hãy ngó qua cái site đó. Vì chỉ tập trung vào một số cuốn nhất định nên khác với mấy site host truyện hết bản quyền to như Gutenberg hay Wikisource, site này có giao diện tối giản, rất phù hợp cho việc đọc (có cả dark mode nếu muốn). Lượng truyện

At the Mountains of Madness: lối thoát cho "chuyển thể" The Thing

 Hẳn trong này sẽ có nhiều anh em nhớ một phim kinh dị rất nổi hồi năm 80: The Thing do John Carpenter đạo diễn. Mặc dù lúc mới ra mắt phim phế dập mặt, vừa bị giới phê bình chê vừa không hồi được vốn, phim về sau đã tìm được một lượng fan đông đảo, và nay đã được coi là một trong những phim Sci Fi kinh dị với sức ảnh hưởng lớn nhất trong dòng. Một điều ít ai biết là phim vốn được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ngắn Who Goes There? của John W. Campbell, tác giả kiêm biên tập viên tạp chí từng giúp định hình Sci Fi hiện đại. Và mấy năm trước, trong một thư viện của Harvard, người ta có tìm thấy lại một bản nháp cũ của truyện, có tên là Frozen Hell. Bản nháp này dài hơn bản được xuất bản chính thức một chút, kèm theo một đoạn mở đầu, kể lại câu chuyện về cái đoàn thám hiểm chết ở ngay đầu Who Goes There?, và có nhiều chi tiết chạy lệch rất xa với bản gốc. Rumored 'The Thing' Remake Based On 'Frozen Hell': A Lost Manuscript May Change Horror History Hiện tại thì Holyweed đ

Cthulhu dưới ngòi bút của họa sĩ François Baranger

 Trong lúc mò ảnh cho cái bài phony-versary hồi sáng nay thì có tình cờ tìm thấy một bản graphic novel rất đẹp do họa sĩ người Pháp François Baranger thực hiện. Mày mò tìm hiểu thêm thì thấy đồng chí này còn làm cả cuốn Call of Cthulhu nữa. Các hình ảnh trong truyện như bên dưới. Truyện của Lovecraft dựa nhiều vào việc tạo dựng không khí và rất hay mặc cho độc giả tự mường tượng ra các thứ quái vật ghê rợn nhất của mình, thế nên khá là khó để có thể truyền đạt được thông qua hình ảnh. Nhưng mà trông mấy ấn bản này thì thấy kể ra điều ấy cũng không đến nỗi bất khả thi hoàn toàn. Lovecraft còn nhiều truyện khác nữa lắm đó, anh em concept artist nào rảnh tay thì thử bắt chước làm một cuốn chơi xem. Kiểu truyện thế này chắc hút crowdfunding ngon đấy 🐧. Page chính thức cho hai truyện Lovecraft mà thanh niên kia vẽ ở đây, anh em có thể vào ngắm và đặt mua nếu quan tâm. Truyện có cả bản Pháp lẫn bản tiếng Anh nhé: https://www.facebook.com/Lovecraft-illustrated-by-Baranger-1874914472747260/

PHONY-VERSARY: vụ mất tích của một đoàn thám hiểm Nam Cực

Ngày này 89 năm trước, Giáo sư Lake đã tìm thấy một dãy núi, tiền đề cho những phát hiện gây chấn động giới khoa học một thời. Cụ thể thì vào ngày 2/9/1930, một nhóm các nhà nghiên cứu  trực thuộc Đại học Miskatonic tại Arkham đã rời Cảng Boston để đến lục địa Nam Cực nhằm khảo sát lịch sử địa chất của nó, lập biểu đồ từ trên không, đồng thời xác định xem rốt cuộc Nam Cực thực sự là một khối đất hay nhiều khối gộp lại. Sau hai tháng lênh đênh trên biển, đoàn đã đặt chân đến Nam Cực, chỗ gần đảo Ross. Nhờ công nghệ mới, đoàn thu được nhiều mẫu lõi từ rất sâu bên dưới lớp băng, và trong giai đoạn từ tháng 11/1930 đến giữa tháng 1/1931 đã tìm thấy nhiều hóa thạch rất thú vị. Tuy nhiên, Giáo sư Lake, một nhà sinh vật học, lại đặc biệt mê mẩn với một mẫu vật mang các dấu tích quái lạ, khó hiểu bất thường, mặc dù Giáo sư Dyer, chuyên gia địa chất của đoàn, tin đó chỉ là hiện tượng do tự nhiên sinh ra, hay thấy trong đá trầm tích. Để tìm thêm các mẫu vật tương tự, Giáo sư Lake quyết định cho

Bài toán tam thể: một vấn đề đã có rất nhiều lời giải, nhưng cũng... chưa có lời giải nào

 Một trong những bài toán đau đầu nhất trong thiên văn là làm thế nào để dự đoán chuyển động của 3 vật thể với khối lượng đủ tương đương và khoảng cách đủ gần để tác động đến quỹ đạo của nhau. Anh em hẳn đã rất quen thuộc với vấn đề này nếu đã đọc bộ Tam Thể, và đã biết rằng tính đến nay chưa ai đưa ra được lời giải cho bài toán đó. Vấn đề là nó đã có lời giải rồi. Rất nhiều là đằng khác. Mặc dù cũng không hẳn 🐧. Cụ thể thì một lời giải chung nhất, trình bày dưới dạng một công thức X + Y = Z, lắp bụp bất kỳ trường hợp nào vào cũng ngon ăn (tức analytical solution - giải pháp phân tích) thì tính đến nay chưa có cái gì dùng được thực tiễn (mặc dù trên lý thuyết thì lời giải đã tồn tại rồi), nhưng có rất nhiều cách để né hoặc thu gọn vấn đề đó lại thành một dạng dễ nuốt hơn. Cách thứ nhất bao gồm đi giải từng trường hợp đặc biệt, với về cơ bản chỉ có 2 vật thể tác động được với nhau theo một kiểu đáng cân nhắc, còn thằng còn lại dù có tác động nhưng quá bé để ta phải quan tâm. Cách thứ h

Một số tác phẩm về "Chúa" trong SFF

 Hôm nay lại vừa bắt thêm được một bài hay nữa của bên Tor.com: các hình tượng Chúa trong những tác phẩm SFF. Creating Gods Through Science and Magic Như anh em từng biết, một nhà văn Sci Fi nổi tiếng tên Arthur C. Clarke từng nói: "Bất kỳ công nghệ nào đủ tân tiến cũng sẽ không khác gì ma thuật." Mà bởi vì Chúa có thể nói là hiện thân tối thượng của phép thuật, lẽ đương nhiên cũng đã không thiếu tác phẩm Sci Fi nỗ lực "tân tiến hóa" thứ gì đó sao cho nếu bỏ kính ra, đứng lùi lại và nheo mắt thật híp vào, ta sẽ thấy nó hao hao giống Chúa. Fantasy thì lẽ đương nhiên toàn phép thuật rồi, thế nên việc nỗ lực đẩy phép thuật đến kịch con đường (tức biến ai/cái gì đó thành Chúa) là chuyện cơm bữa. Bài viết có điểm qua một số tác phẩm đã từng thử hí hoáy chế Chúa cùng phương thức thực hiện của chúng, ví dụ như trong Childhood’s End của Arthur C. Clarke thì Chúa là người ngoài hành tinh, đến để dìu dắt con người; trong I Have No Mouth and I Must Scream của Harlan Ellison th