Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

[SFF 101] Post-Cyberpunk

Post-Cyberpunk là cái dòng không mấy người nhận ra nó có tồn tại, và trong số những người biết đến nó thì không ít người chập hẳn nó vào với Cyberpunk luôn. Và họ làm thế cũng không sai 🐧 . Post-Cyberpunk cực kỳ giống với Cyberpunk, giống đến mức mình còn ko muốn biên bài về nó vì đã viết về Cyberpunk rồi (https://goo.gl/RdG7qd). Nhưng rốt cuộc vẫn cứ viết vì nó thể hiện 1 đặc điểm khá thú vị trong văn học nói chung và Sci Fi nói riêng. Cyberpunk, như hồi trước có nói, là phiên bản rất tăm tối của xã hội trước sự xuất hiện của các thứ công nghệ mới (“Cyberpunk = công nghệ cao + thế giới nát"). Post-Cyberpunk cũng sẽ nói về mặt trái của công nghệ, nhưng không u tối bằng và mang tính thực tế cao hơn. Nếu trong Cyberpunk, các tập đoàn, chính phủ, “the man”,… là hiện thân của cái ác, không có một tí tử tế nào thì trong Post-Cyberpunk, đội đó sẽ pha lẫn cả tốt cả xấu, và đôi khi là tốt hẳn, mặc dù phải dùng những biện pháp rất mạnh để bảo vệ lợi ích xã hội (VD: bác Hải “đập” rất có tố

[SFF 101] Teslapunk

Là một dòng nhánh của Steampunk lấy bối cảnh thời đại mà công nghệ điện vẫn còn sơ khai (không khó đoán ra khi dòng này mang tên của người đầu tiên đưa được điện xoay chiều vào đời sống - thầy phủ thủy công nghệ Nikola Tesla - nhỉ?).  Ở cái thời kỳ này, khi mới lần đầu tiên gọi là chạm tay vào công nghệ điện và vẫn chưa hiểu rõ về nó thì con người thường có xu hướng thần thánh hóa cái thứ năng lượng kỳ diệu này lên, ban cho nó bao nhiêu là ứng dụng điên rồ từ hồi sinh người chết, tạo bản sao, di chuyển xuyên không - thời gian, .... . Và thế là Teslapunk ra đời dựa trên ý tưởng ấy. Để nhận ra một thế giới Teslapunk thì chúng ta có thể thấy thế giới đó đầy rẫy tụ điện, cuộn cảm, pin năng lượng, dây nối, với những dòng điện xanh lè lập lòe lúc nào cũng giật đùng đùng. Nên nhớ, phải là thời đại mà công nghệ điện vẫn còn sơ khai mới tính là Teslapunk nhé. Tuy cho tới hiện nay ta vẫn còn dùng điện rất phổ biến, nhưng không thể gọi là Teslapunk được. Một số tác phẩm tiêu biểu: The Prestige (C

[SFF 101] Steampunk vs. Gaslamp Fantasy

Trong bài trước, mình có nói Steampunk và Gaslamp Fantasy là anh em họ hàng với nhau, nhưng không nói chi tiết mối quan hệ dây mơ rễ má giữa bọn nó cũng như điểm khác biệt giữa hai bên. Để tránh sau này có người nhầm lẫn, bài này sẽ bàn sâu về hai thằng đó. Như anh em hẳn đã biết, gần như chẳng một dòng văn nào trên đời lại có thể đứng độc lập cả. Chúng luôn pha trộn vào với nhau, vay mượn các mô típ và phương pháp kể chuyện của nhau không ít thì nhiều. Và rồi dần dần, sau nhiều lần giao lưu như thế, một số sự kết hợp bắt đầu trở nên có hình có dạng hẳn. Chúng có những thông lệ riêng, quy tắc riêng, và bắt đầu có thể đứng độc lập. Đó chính là cách các dòng văn lớn hình thành những ngách nhỏ cho bản thân, và Speculative Fiction (Văn học Giả tưởng) cũng không nằm ngoại lệ. Trong số các dòng đáng chú ý mà Speculative Fiction từng giao lưu cùng, ta phải kể đến Historical Fiction (Văn học Lịch sử). Và trong số hàng ngàn giai đoạn lịch sử/văn hóa của nhân loại có thể được tận dụng để viết vă

[SFF 101] Steampunk

“Steampunk” có định nghĩa rất đơn giản: các tác phẩm có sự xuất hiện của công nghệ hiện đại, nhưng tất cả đều vận hành chủ yếu bằng hơi nước. Chính thế mà người ta mới gọi nó là STEAMpunk (từ “steam” có nghĩa là “hơi nước”). Steampunk có thể sẽ lấy khung thời gian là giai đoạn Victoria ở các nước công nghiệp; hoặc lấy tuyến thời gian hiện tại/tương lai, nhưng vì lý do gì đó động cơ đốt/linh kiện điện tử không ra đời, và động cơ hơi nước vẫn là đỉnh cao khoa học. Tất nhiên, mặc dù nền tảng là động cơ hơi nước, nhưng công nghệ ứng dụng động cơ ấy lại tân tiến vượt trội, tối thiểu phải cao cấp hơn các công nghệ giai đoạn thế kỷ 19-20, hoặc thậm chí còn vượt cả công nghệ hiện đại, có thể có súng laze, tàu ngầm, phi thuyền, máy tính, rôbốt,…  Steampunk có thể coi là dòng có diện mạo dễ nhận ra nhất trong mọi dòng Sci Fi. Bất kể tác phẩm Sci Fi nào, truyện, phim, game,… chỉ cần nhìn qua hình ảnh của nó thôi là sẽ biết luôn đây có phải Steampunk hay không. Máy móc sẽ có dây cót, bánh răng (cl

[SFF 101] Cyberpunk

Mô tả ngắn gọn thì “Cyberpunk = công nghệ cao + thế giới nát". Mô tả cụ thể hơn thì Cyberpunk là các tác phẩm viết về công nghệ tân tiến, chẳng hạn AI, điều khiển học, mạng viễn thông,... (phần “Cyber”) và cách chúng khiến tôn ti trật tự thế giới bị đảo lộn, hoặc toàn bộ xã hội trở nên suy tàn, tha hoá (phần “Punk”). Đây là kẻ đi tiên phong, làm tiền đề cho mọi dòng "Punk" khác trong Sci Fi.  Cái dòng này thường khá bi quan, bối cảnh tăm tối, có góc nhìn đời rất cay đắng, và mặt trái của công nghệ/phát triển thường được đưa lên hàng đầu để vẽ ra tính phản địa đàng (Dystopian) của xã hội dựa dẫm quá nhiều vào công nghệ. Khung thời gian của nó chủ yếu là tương lai, và thường là tương lai không xa lắm (tầm vài chục đến trăm năm). Bối cảnh có thể lấy khá rộng, thành phố, thế giới, hành tinh lạ đều được, nhưng thường sẽ chỉ giới hạn trong một khu hẹp, chẳng hạn thành phố hoặc khu công nghiệp thối nát nào đó (kiểu trong các phim noir). Thế giới tác phẩm thường sẽ nhan nhản tội

[SFF 101] Apocalypse/Post-Apocalypse

Apocalypse/Post-Apocalypse Science Fiction, hay còn gọi là “Sci Fi Tận thế/Hậu Tận thế,” là những tác phẩm xoay quanh sự diệt vong của nền văn minh nhân loại, hoặc thế giới sau khi nền văn minh sụp đổ. Tác nhân gây ra sự sụp đổ ấy được gọi là Sự kiện Tận thế (Apocalyptic Event). Sự kiện Tận thế có thể là bất kỳ thứ gì, có khả năng xảy ra cao hoặc khó/còn lâu mới xảy ra, nhân tạo hoặc tự nhiên,… Một số ví dụ về Sự kiện Tận thế bao gồm: thiên thạch rơi, mặt trăng bị huỷ diệt, biến đổi khí hậu, chiến tranh hạt nhân, thảm họa zombie, virút biến đổi gen, người ngoài hành tinh xâm lăng. Lưu ý là trong 1 tác phẩm có thể đồng thời xảy ra nhiều Sự kiện Tận thế, và các Sự kiện Tận thế có thể sẽ kéo dài miên man hoặc ầm cái kết liễu luôn thế giới con người. Các tác phẩm Tận thế/Hậu Tận thế thường sẽ xoay quanh các nỗ lực ngăn chặn Sự kiện Tận thế, những ảnh hưởng của một Sự kiện Tận thế sắp diễn ra đối với xã hội, ảnh hưởng kéo dài sau khi Sự kiện Tận thế đã diễn ra, hành trình gian khổ, tranh đấ

[SFF 101] Military Sci Fi

“Military Sci Fi” dịch ra là “Sci Fi Quân sự”, và nó là các tác phẩm Sci Fi… về quân sự <(“).  Các tác phẩm Military Sci Fi sẽ vẫn sử dụng công nghệ tân tiến như mọi tác phẩm Sci Fi bình thường nào khác, nhưng phần nhiều sẽ tập trung vào các công nghệ liên quan tới khí cụ, vũ khí, và phục vụ cho các mục đích của quân đội. Lưu ý là có một số tác phẩm tuy sử dụng công nghệ khá giống hoặc giống hệt với hiện tại, nhưng xã hội đã trải qua một biến động lớn nào đó (chẳng hạn zombie, tận thế,…) vẫn sẽ được coi là Military Sci Fi (với điều kiện các biến động xã hội kia được giải thích bằng khoa học). Military Sci Fi hay mô tả các trận chiến epic giữa các đạo quân, có mô tả các cấp bậc quyền lực trong tổ chức, chiến thuật, vũ khí sử dụng rất kỹ, rất đẩy mạnh đề cao các đức tính truyền thống của quân đội như tình đồng chí, lòng dũng cảm, sự hi sinh,… Các nhân vật trong tác phẩm, hoặc ít nhất là nhân vật chính trong tác phẩm, sẽ là thành viên của một lực lượng vũ trang chính quy (có thể thuộc