Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức SFF căn bản

[SFF 101] Sci Fi vs. Truyện khoa học

Hình như vừa rồi có ai share cái bài Heart and Soul sang group khác, thế nên đã có khá nhiều bạn mới gia nhập group để tìm hiểu thêm những thứ liên quan đến vũ trụ/công nghệ. Tình cờ thì việc đánh đồng Sci Fi với truyện vũ trụ/công nghệ lại là một lầm tưởng phổ biến, thế nên thay vì lại lôi bài ca hãy-đọc-note muôn thuở ra, mình sẽ điểm qua về độ rộng của dòng này để mấy bạn mới có tí kiến thức nền, còn mấy bạn cũ đỡ thấy chán. Sci Fi có thể được định nghĩa là những câu chuyện bịa dựa trên nền tảng khoa học, hoặc trên nền tảng các sản phẩm do khoa học tạo thành (tức công nghệ đấy). Nhưng “khoa học” rộng lắm. Cực rộng. Điểm sơ sơ thì nó có 3 nhóm chính sau:  1) Khoa học hình thức: về cơ bản là những thứ mang tính lý thuyết thuần túy, không nhất thiết phải đem ra so với hiện tượng thực ngoài đời nào. Ví dụ bao gồm lôgic học, đại số học, hình học, lượng giác học… 2) Khoa học tự nhiên: nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, hay nói nôm na là những gì nhìn thấy và sờ mó vào được. Ví dụ bao gồm

[SFF 101] Sci Fi vs. Fantasy

Hôm trước đăng cái ảnh chế về một ông trên reddit không phân biệt được Fantasy với Sci Fi mới phát hiện ra vẫn còn một số bạn vẫn lơ mơ khoản này, thế nên hôm nay mình sẽ viết cách để nhận biệt hai dòng này. Đầu tiên, muốn biết một tác phẩm có phải là Fantasy hoặc Sci Fi không thì hãy tự hỏi mình câu này: “Nó có điêu không?”  Nếu nó “điêu” thật, tức là khó/không thể xảy ra ở thế giới thật của ta, nó sẽ hoặc là Fantasy, hoặc là Sci Fi. Tất nhiên, để trở thành được SFF thì tác phẩm cũng phải “điêu” ở một mức nhất định. Điều này mình đã đề cập đến trong bài viết về Speculative Fiction ( https://scifivietnam.blogspot.com/2022/06/sff-101-sci-fi-vs-fantasy.html ), ai chưa biết hãy qua đó đọc. Sau khi biết tác phẩm “điêu” rồi, hãy hỏi tiếp: “Tại sao lại có cái sự điêu ấy?” Nếu các chi tiết chém gió không có bất cứ lời giải thích nào, ta phải mặc nhiên chấp nhận nó là đúng, lập tức tống tác phẩm vào mục Fantasy. Còn nếu tác giả có đưa ra lời giải thích, hãy hỏi tiếp: “Lời giải thích ấy dựa trê

[SFF 101] khái niệm Speculative Fiction

Để hiểu về Sci Fi thì trước hết phải hiểu “Speculative Fiction” là gì. Thuật ngữ này dịch ra là “giả tưởng tư biện,” hoặc còn gọi là “giả tưởng suy đoán.” Ngày nay thì có thể nói gọn hơn là "giả tưởng" không thôi cũng được, vì chính ra trong đó cũng đã kèm nghĩa tư biện rồi. Giả tưởng bao gồm rất nhiều dòng phụ, trong đó có Sci Fi, Fantasy, Weird Fiction, Horror,… Các tác phẩm giả tưởng có thể đối nghịch hẳn nhau (VD: truyện Sci Fi và truyện Fantasy), nhưng tựu trung lại luôn được xây dựng từ một câu hỏi nền tảng: “What if (nếu)…?” Tuy nhiên, không phải cứ có yếu tố “Nếu…?” là auto thành giả tưởng. Quan trọng là cái “Nếu…?” kia phải đủ “điêu,” đủ xa rời sự thật. Giả sử một truyện xây dựng dựa trên ý tưởng “Nếu tôi bị bắt cóc thì sao?” không được coi là giả tưởng, vì nó hoàn toàn có thể xảy ra. Ngược lại, “Nếu tôi bị bắt cóc lên Sao Hoả thì sao?” sẽ được coi là giả tưởng, bởi vì nó đủ xa thực tế.  Dưới đây là một số ví dụ về các tác phẩm sử dụng câu “Nếu…?” đủ tiêu chuẩn làm g

[SFF 101] Định kiến về sự "khó hiểu" của Sci Fi

Vì Goodreads vừa phát động tuần lễ đọc Sci Fi & Fantasy, có một bạn mod bên group Nhã Nam đã lập thớt để giới thiệu về một số cuốn Sci Fi bên này từng xuất bản. Ban đầu mình rất mừng khi thấy một bên khá to bỏ công giới thiệu về cái dòng văn hấp dẫn này, nhưng đọc xuống comment thì thấy hơi hụt hẫng. Nguyên do là đến chính bạn mod nhiệt tình kia cũng vấp phải một trong những cái lầm tưởng cực lớn, khiến cho Sci Fi phải chịu kiếp lẹt đẹt mãi tại Việt Nam: nghĩ rằng vì nó có khoa học, Sci Fi sẽ khó đọc hơn các dòng khác, kể cả cái dòng Fantasy anh em của mình. Thế nên lẽ đương nhiên, bất chấp đã viết hàng bao bài “sớ” về cái định kiến này, hôm nay mình sẽ tiếp tục viết thêm một bài nữa để giải oan cho Sci Fi. Để anh em ta không lệch sóng với nhau, các lầm tưởng mình bác bỏ trong bài này sẽ là: 1) Sci Fi khó hiểu hơn Fantasy (vì nó có khoa học). 2) Sci Fi giới thiệu kiến thức khoa học như toán, lý, hóa, thiên văn,… Đầu tiên, xin mời anh em đọc lại đoạn trích trong một tác phẩm Fatansy

[SFF 101] Các tác phẩm Sci Fi nhập môn nên đọc

Tác phẩm hay theo thể loại 1) Hard Sci Fi Người về từ Sao Hoả (Andy Weir) Series Tam Thể (Lưu Từ Hân) Blindsight (Peter Watts) Rendezvous with Rama (Arthur C. Clarke) Schild's Ladder (Greg Egan) 2) Phiêu lưu vũ trụ Trò chơi của Ender (Orson Scott Card) Xứ cát (Frank Herbert) To Be Taught, If Fortunate (Becky Chambers) The Invincible (Stanisław Lem) 2001: A Space Odyssey (Arthur C. Clarke) 3) Quân sự/chiến tranh Dogs of War (Adrian Tchaikovsky) Starship Troopers (Robert A. Heinlein) The Forever War (Joe Haldeman) Old Man's War (John Scalzi) Armor (John Steakley) 4) Tận thế/hậu tận thế World War Z: An Oral History of the Zombie War (Max Brooks) A Canticle for Leibowitz (Walter M. Miller Jr.) 451 độ F (Ray Bradbury) Cha và con (Cormac McCarthy) Random Acts of Senseless Violence (Jack Womack) 5) Rôbốt/AI The Two Faces Of Tomorrow (James P. Hogan) The Automatic Detective (A. Lee Martinez) Sea of Rust (C. Robert Cargill) The Complete Robot (Isaac Asimov) I Have No Mouth, and I Must S