Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Portal, Dictionary of the Khazars, và Vermis - ba câu chuyện khác biệt trong lối kể phi tuyến tính

Nhân tối qua có nhắc đến thằng Portal (1986), mình lại nhớ đến hai thằng khác cũng có cái kiểu tương tự của nó, ấy là thằng Dictionary of the Khazars của Milorad Pavić và thằng Vermis của Plastiboo. Dictionary of the Khazars Vermis Về thằng Dictionary of the Khazars thì, khá là tình cờ, nó ra gần như cùng một lúc với Portal luôn. Bản gốc của Portal (tức cái game mà Swigart làm cùng với Activision) trình làng năm 1986, thì trước đó 2 năm Dictionary of the Khazars đã được Pavić xuất bản ở Serbia với cái tựa gốc tiếng Serbia là Хазарски речник (bản phiên âm latinh là “Hazarski rečnik”). Đến năm 1988, cả Portal lẫn Hazarski rečnik đều được phát hành ở một định dạng mới, và có thể gọi là dễ tiếp cận hơn với số đông. Trong trường hợp của Portal, nó là ấn bản tiểu thuyết với tiêu đề Portal: A Dataspace Retrieval; còn về phía Hazarski rečnik, nó là bản dịch tiếng Anh với tiêu đề Dictionary of the Khazars: A Lexicon Novel. Không chỉ trùng khớp về mặt thời điểm ra mắt, 2 thằng này còn khớp luôn

Portal của Rob Swigart - một "cuốn truyện" game thú vị

 Nhân hồi chiều đăng cái bài về việc Neal Stephenson hiện đang muốn biến cái cuốn truyện về thế giới ảo của bản thân (cùng một số truyện khác nữa) thành một dạng dự án thế giới ảo tương tác thật, mình lại nhớ đến một ông khác cũng từng làm một việc như Stephenson, có điều là theo hướng ngược lại: làm ra một tác phẩm thế giới ảo tương tác trước, xong rồi biến nó thành truyện. Ông đấy là Rob Swigart. Rob Swigart là một ông nhà văn người Mỹ, viết về đủ thứ đề tài, nhưng mà có khá nhiều tác phẩm là thuộc mảng Sci Fi, bởi vì ông cũng rất thích mấy cái liên quan đến tương lai này nọ. Đầu khoảng đầu thập niên 80, ông này trở nên rất hứng thú với cái ý tưởng về một dạng trí thông minh nhân tạo, hình thành dựa trên cái mạng internet sơ khai thời bấy giờ, và hay mường tượng rằng màn hình máy tính là một dạng cửa ngõ dẫn vào một thế giới mới mẻ. Chính từ đây, Swigart dần hình thành ý tưởng về một định dạng tiểu thuyết “tương lai.” Theo ý tưởng của ông, nó sẽ là một cuốn sách điện tử, nhưng không

Metaverse mới của Neal Stephenson - cha đẻ của khái niệm "metaverse"

Cứ tưởng cái nỗ lực biến Metaverse thành hiện thực với nền tảng công nghệ hiện nay về cơ bản đã lắng xuống rồi, cơ mà giờ lại thấy nó trồi lên. Có điều lần này, nỗ lực ấy không đến từ thằng thằn lằn, mà là từ chính Neal Stephenson, anh em ạ. ‘LOTR’ VFX Firm Weta Workshop, Author Neal Stephenson to Launch ‘Participatory Worldbuilding’ Digital Experience (EXCLUSIVE) Như anh em hẳn cũng đã biết đấy, Neal Stephenson (cái ông trong ảnh của bài) vốn là một tác giả Sci Fi rất có tiếng. Và hồi năm 1992, ông anh có cho ra mắt một cuốn nửa Cyberpunk, nửa parody Cyberpunk là Snow Crash, và trong cái tiểu thuyết này, ông anh đã đề ra rất nhiều ý tưởng và khái niệm thú vị, trong đó nổi tiếng nhất là cái khái niệm về một thế giới ảo kiểu Second Life với cái lên là Metaverse. Toàn bộ ý tưởng về cái thế giới ảo đó và thậm chí đến cái tên của nó về sau cũng đã bị thằng thằn lằn thó hết, đem về dựng thành cái game VR khỉ mẹ gì đấy của nó. Sau khi Thằn Lằn Vương làm cho ý tưởng vũ trụ ảo Metaverse tự nhi

Bạch Tuyết và Tam Thể: Một cuộc gặp gỡ bất ngờ

 Trong số tất cả những cái crossover có thể xảy ra, đây có lẽ là quả crossover không ai ngờ tới nhất, anh em ạ 🐧. Nếu quả này là thật, dễ có khả năng toàn bộ câu chuyện Blạck Tuyết của thằng Chuột là một phiên bản về cuộc chiến giữa dân Tam Thể và Trái Đất, bị bóp méo thành thần thoại sau khi truyền miệng ngàn đời lắm. Thằng gương thần chính là hình thể bấy giờ của sophon, được cài xuống Trái Đất xúi bậy hoàng hậu - người vốn sống một đời liêm Văn Khiết - nhằm gây chia rẽ lực lượng Trái Đất, đặng còn tiện bề xâm chiếm. Blạck Tuyết thì chắc là bí danh của Trình Tâm, và hành động đớp táo thực chất là một kiểu ẩn dụ gì đấy cho việc thanh niên bước vào ngủ đông, và tỉnh dậy vào kỷ nguyên răn đe. Thằng hoàng tử thì chắc là Vân Thiên Minh, và vụ Blạck Tâm được đánh thức dậy với nụ hôn thì chắc là phiên bản sai lệch của việc anh simp chúa này đã superchat nguyên quả sao DX3906 cho con kia. 7 thằng lùn thì chắc cũng là một kiểu ẩn dụ, đại diện cho việc vì một lý do quái đản nào đấy, tất thảy

Chó rô-bốt trên chiến trường - nền tảng cho Chó Săn Miền Bom Đạn?

Bữa nay lướt báo mình có vô tình vớ được bài này. Lúc đọc lướt tít thì tí tưởng Ukraine vừa cẩu được con Đại Ca nào về, anh em ạ 🐧. Như anh em hẳn cũng đã biết rồi đấy, kể từ khoảng giữa 2016 đến nay, sau khi một cái clip quảng bá cái mẫu rô-bốt 4 chân tự hành mà Boston Dynamics tung lên mạng trở nên viral, đã có rất nhiều bên tăm tia mua con này hoặc chế tạo các mẫu riêng với kiểu thiết kế nền tương tự để phục vụ đủ thứ mục đích khác nhau. Chúng chạy từ gắn súng sơn lên người con này để làm game ( https://www.forbes.com/sites/curtissilver/2021/02/22/spots-rampage-unabashedly-slaps-us-with-the-reality-of-a-militarized-dog-future/ ), gắn súng phun lửa lên người bọn này để dọn tuyết với chống cháy rừng ( https://throwflame.com/products/thermonator-robodog/ ), gắn súng tỉa lưng chúng nó để phục vụ các nhiệm vụ quân sự ( https://scifivietnam.blogspot.com/2021/10/q-ugv-mot-mau-robot-cho-ban-tia-ang-so.html ), gắn súng phóng tên lửa lên người chúng nó để làm điều tương tự ( https://www.twz.

Bí ẩn người thằn lằn: Từ Fear & Hunger đến Lovecraft

 Làm tương tự với: "Hồi chiều vừa làm một bài Phony-versary về Fear & Hunger xong, giờ lại thấy AI thằng Mắc đẩy cái ảnh này lên feed. Nó lại hợp lý vl 🐧. Trong trường hợp có anh em chưa hiểu mối liên hệ giữa cái ảnh này và bài Phony-versary, thì đại khái câu chuyện là thế này. Như đã nói ở trên đấy, cái bài hồi chiều mình là xoay quanh lore 1 cái game có tên là Fear & Hunger. Giải thích đầy đủ về thằng này thì hơi lằng nhằng tí, nhưng anh em cứ hiểu đại khái nó là một cái game lấy bối cảnh một dạng vũ trụ song song với thế giới của ta, nơi trên đời tồn tại những thực thể siêu nhiên, có thể thao túng thế giới theo những cách ma quái. Một trong những nơi thể hiện rõ nhất cái sự thao túng của các thực thể trên là một cái hầm ngục có tên Fear & Hunger, nơi chứa đủ những thứ quái vật kỳ quặc và những con người đã bị đột biến rất gớm ghiếc. Trong quá trình khám phá cái ngục này, anh em thỉnh thoảng sẽ bắt gặp một chủng người thằn lằn lạ kỳ. Mới đầu, có thể anh em sẽ nghĩ đ

Balaji Srinivasan, "Nhà Nước Mạng," và giấc mơ về một thế giới phi tập trung của Neal Stephenson

Bữa nay mình mới vớ được một bài báo thú vị, xoay quanh một cái đề xuất về mô hình nhà nước mới dựa trên nền tảng công nghệ phi tập trung. Cơ mà với anh em trong group, có thể cái đề xuất đấy sẽ nghe khá là quen thuộc, bởi nó từng xuất hiện dưới một dạng hình gần như y hệt trong một tác phẩm Sci Fi nhất định rồi. The crypto bros who dream of crowdfunding a new country Chuyện là đâu tầm mùa thu năm ngoái, ở Amsterdam có tổ chức một cái hội thảo công nghệ gì đấy, không thấy báo nêu hẳn đề tài hay tên tuổi, nhưng chắc chủ đề chính có liên quan đến tiền số, vũ trụ ảo, với blockchain các kiểu. Trong cái buổi hội thảo này, có một khách mời tên là Balaji Srinivasan, một nhà đầu tư kiêm doanh nhân công nghệ Mỹ. Trong phần phát biểu của mình, Balaji có nêu ra quan điểm rằng hầu như mọi thứ hiện đang do chính phủ quản lý đều có thể được các tập đoàn công nghệ thực hiện một cách hiệu quả hơn. Balaji kêu gọi khán giả tưởng tượng ra một thế giới tương lai gần, trong đó có hàng nghìn startup khác nh