Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử thay thế

Review A Canticle For Leibowitz của Walter M. Miller Jr.

LƯU Ý: bữa nay mình sẽ review cho anh em một cuốn hết sức hấp dẫn. Tuy nhiên, khốn nạn một điều là cái quyển này sẽ hay nhất nếu được đọc “mù.” Mù toàn tập ấy. Chỉ riêng cái thể loại của nó thôi cũng đã là spoiler rồi. Thực ra cái spoiler đấy cũng chẳng nghiêm trọng lắm đâu, nhưng mình chân thành khuyên anh em hãy bỏ qua hoàn toàn bài review này. Tất cả những gì mọi người cần biết là tên nó là A Canticle for Leibowitz, hơi khó hiểu và mạch có phần chậm, nhưng hay và ám ảnh cực kỳ. Cứ đọc và trải nghiệm nhé. #HãyTinChụy Còn bây giờ, dành cho những anh em đã đọc rồi, hoặc không ngại bị spoil: 🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑 9.0/10 ===== TL;DR ===== Fallout: Texarkana + Foundation + Kinh Thánh. ============== GIỚI THIỆU CHUNG ============== A Canticle for Leibowitz là một cuốn tiểu thuyết do Walter M. Miller Jr. sáng tác, được xuất bản lần đầu vào năm 1959. Đây thực chất là một cuốn tiểu thuyết “fix-up,” tức được cấu thành từ những mẩu truyện ngắn từng được Walter xuất bản trên

Review Terminal Boredom: Stories của Izumi Suzuki

  🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌗🌑🌑 7.5/10 ===== TL;DR ===== Never Let Me Go, nhưng tăm tối và phê cần hơn. Và như một season của Black Mirror. ============== GIỚI THIỆU CHUNG ============== Terminal Boredom: Stories được sáng tác bởi Izumi Suzuki, một cây bút rất cá tính và đầy bi kịch của SFF Nhật nhưng nay gần như đã trôi hoàn toàn vào quên lãng. Đây là một tuyển tập 7 mẩu truyện ngắn Sci Fi riêng biệt, do Suzuki sáng tác trong giai đoạn thập niên 70-80. Những truyện đó bao gồm: - Women And Women: kể về một cô gái mới lớn trong một xã hội do phụ nữ điều hành, và toàn bộ đàn ông đều đã bị dồn vào các t̵r̵ạ̵i̵ ̵t̵ậ̵p̵ ̵t̵r̵u̵n̵g̵ khu cách ly giới. - You May Dream: một cô gái có bạn bị bắt phải vào buồng trữ đông để giảm áp lực dân số, và chấp nhận để cho cô bạn chuyển ý thức vào sống trong giấc mơ của mình. - Night Picnic: xoay quanh một gia đình loài người trên một hành tinh xa xôi, nỗ lực duy trì truyền thống chủng tộc mình thông qua nghiên cứu các tác phẩm văn hóa đại ch

Review A Dead Djinn In Cairo & The Haunting Of Tram Car 015 của P. Djèlí Clark

  🌕 🌕 🌕 🌕 🌕 🌕 🌕 🌑 🌑 🌑 7.0/10 ===== TL;DR ===== The Caves of Steel. Cực giống. Cả về điểm mạnh lẫn yếu. Có điều thay rôbốt bằng thần đèn. ============== CỐT/VĂN PHONG ============== A Dead Djinn in Cairo (gọi tắt là Djinn) và The Haunting of Tram Car 015 (gọi tắt là Tram Car) là hai cuốn truyện ngắn do tác giả P. Djèlí Clark sáng tác. Hai cuốn này lấy bối cảnh chung là Ai Cập trong thập niên 1910, chỉ có điều lúc bấy giờ, một nhà phát minh/pháp sư tà đạo đã chọc xuyên được một lỗ vào Kaf, chiều không gian chứa đựng các thế lực ma thuật trong tín ngưỡng Ả Rập, khiến phép thuật tràn sang thế giới thực của chúng ta. Sự kiện này đã biến Cairo trở thành thủ phủ mới của thế giới, nơi con người và những sinh vật thần bí sống chung với nhau. Tuy nhiên, không phải mọi sự đều tốt đẹp. Tự nhiên thả một quả bom to tướng mang tên “phép thuật” vào giữa xã hội thì kiểu gì nó cũng sẽ loạn. Chính thế mà chính quyền Ai Cập đã lập ra một bộ riêng có tên Bộ Giả Kim, B