Thanh niên Pooh vừa thành hàng chùa chưa được nóng chỗ, lập tức đã có cái này xảy ra rồi 🐧.
Winnie the Pooh Horror Film ‘Blood and Honey’ Gets First Images |
Cụ thể thì cách đây ít lâu, một ông đạo diễn tên là Rhys Waterfield đã tung ra một loạt ảnh quảng bá cho một dự án mới của mình, ấy là Winnie the Pooh: Blood and Honey. Đây là một phim kinh dị giật gân, tái hình dung Winnie the Pooh với Piglet, hai nhân vật thiếu nhi kinh điển do cố nhà văn A.A. Milne sáng tạo ra, thành hai kẻ sát nhân máu lạnh. Trong phim, đám này đã bị Christopher Robin (chủ cũ của con Pooh) bỏ rơi sau khi lên đại học, và phải tự loay hoay bươn chải trong rừng. Điều này khiến bọn nó trở lại gốc hoang dã, biến thành một cặp đôi quái thú hung ác, rình rập trong rừng tìm kiếm con mồi.
Mặc dù trông đục khoét tuổi thơ hơi bị nghiêm trọng, mình lại thấy sự tồn tại của thằng Blood and Honey này chính ra cũng khá hay.
Như anh em biết rồi đấy, kể từ đầu năm nay, cuốn tiểu thuyết Winnie-the-Pooh, phiên bản gốc của con Pooh cùng đám bạn của nó, đã chính thức rơi vào miền công cộng tại Mỹ. Nói vậy tức là ai sống ở đấy cũng có thể đem truyện đi in mà chẳng cần hỏi han hay trả phí bản quyền gì hết. Thú vị nhất, các nhân vật liên quan trong truyện đều trở thành hàng chùa, và ai cũng có thể đem bọn này đi làm đủ trò nếu muốn. Blood and Honey, với cái sự cực đoan của mình, đã đóng vai trò như một phát súng ấn tượng vô cùng, nhấn mạnh rất rõ ta có thể đi xa đến đâu với cái sự tự do mới đấy.
Ngoài ra thì Blood and Honey còn đóng vai một phép thử rất quan trọng với một trong những rào cản lớn nhất vẫn còn sót lại đối với con Pooh kia: Disney.
Cụ thể hơn, dẫu mang tiếng là đã được thả ra khỏi chuồng rồi, Pooh vẫn không thực sự được tự do theo mọi nghĩa. Những gì thiên hạ được phép làm vẫn có một số giới hạn nhất định, bởi vì quàng vào con Pooh ngoài bản quyền ra thì còn cả nhãn hiệu thương mại nữa. Vụ đấy mình từng đề cập cụ thể hơn trong group rồi, và nếu quan tâm thì anh em có thể đọc bài đầy đủ ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/08/gau-pooh-disney-va-mot-quyet-inh-lieu.html.
Trong cái bài đấy, mình có đề cập đến việc rào cản lớn nhất với sự tự do của Pooh là đế chế của con Chuột, bởi vì đội đấy đã đăng ký bảo hộ thương hiệu con Pooh mặc áo đỏ. Nói thế tức là dẫu Pooh đã trở thành tài sản công chúng, cách mô tả về nó dưới dạng một con gấu vàng mặc áo đỏ vẫn thuộc về Disney, và không ai được phép copy hết. Nhưng trong Blood and Honey, anh em vẫn có thể thấy con Pooh này diện một cái áo đỏ sẫm, và khả năng rất cao điều này sẽ giẫm lên chân Disney. Nhưng đáng chú ý là ngoài cái áo kia ra, Blood and Honey còn cho con này mặc thêm quần nữa, khả năng cao là để lách cái thương hiệu của Disney. Giờ nếu nhà Chuột không làm gì cái phim này (và bọn này bắt buộc phải có động thái pháp lý gì đấy, nếu không là sẽ mất quyền giữ thương hiệu ngay), điều ấy đồng nghĩa với ta đã có một chiến thuật lách bảo hộ tiềm tàng, có thể cho con Pooh mặc áo mà không bị bên Chuột cho người đến Epstein.
Cơ mà thật ra, chính cái sự hardcore của Blood and Honey đã khiến cho vai trò của nó dưới dạng phép nắn gân thằng Chuột hơi bị lung lay. Vì thằng này làm lố thấy rõ, nó hoàn toàn có thể bị tính là parody, mà nếu đã là parody thì luật ở Mỹ cho phép dùng thương hiệu bản quyền mà không cần hỏi xin hay trả phí gì hết (không phải ngẫu nhiên ta có hàng loạt phim sex đú Bạch Tuyết với tiên cá bản Disney ầm ầm mà chẳng ai làm gì được đâu 🐧 ). Đội ngũ làm phim chắc cũng đã tính đến điều ấy, và nếu bị ép thì sẽ tự xưng đây là parody để né. Chính bởi vậy, ngay cả nếu thằng Blood and Honey mà có vuốt mặt nhà Chuột trót lót, vẫn sẽ hơi khó nói liệu áp dụng cái kiểu của nó cho một tác phẩm phái sinh lành hơn thì có ok hay không.
***
Bài gốc được đăng trong group Hội thích truyện Sci Fi trên Facebook. Cùng ghé chơi group để thảo luận về bài viết hoặc đọc thêm các bài tương tự, bạn nhé.
↓